Lên sân khấu ôm nghệ sĩ Chiến Thắng chụp tự sướng, khán giả bị vệ sĩ đánh bể mặt | |
Vì sao sân khấu cải lương xuống dốc ba thập kỉ qua? |
Sau khi Báo Người Lao Động đăng bài "Đưa sân khấu vào học đường: Có gì diễn nấy!" (số ra ngày 26/11), bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao (VH-TT) TP HCM, cho biết thực hiện chủ trương đưa văn hóa nghệ thuật đến với đông đảo người dân thành phố, đặc biệt là đối tượng học sinh - sinh viên, trong thời gian qua, Sở VH-TT TP HCM đã giao Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông sen, Nhà hát Nghệ thuật hát bội TP HCM, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang xây dựng các chương trình nghệ thuật truyền thống và phối hợp một số trường phổ thông trên địa bàn TP thực hiện các chương trình biểu diễn trong trường học.
Bên cạnh đó, nhằm phát huy tính giáo dục về kiến thức văn hóa dân gian thông qua nghệ thuật múa rối, nâng cao ý thức trong chấp hành luật lệ giao thông qua hoạt động biểu diễn kịch nói, Sở VH-TT TP HCM đã hỗ trợ một số đơn vị sân khấu ngoài công lập biểu diễn các chương trình sân khấu ngắn có nội dung và chất lượng nghệ thuật tốt trong những buổi học tập ngoại khóa của các trường phổ thông như: Sân khấu Kịch IDECAF, Sân khấu Kịch Hồng Vân...
NSND Bạch Tuyết với chương trình “Đưa sân khấu vào học đường - Kỉ niệm 100 năm sân khấu cải lương” |
Về nội dung đào tạo và định hướng phát triển giáo dục nghệ thuật trong nhà trường, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy cho rằng: "Vấn đề này thuộc chức năng và thẩm quyền của ngành giáo dục và đào tạo, Sở VH-TT là cơ quan phối hợp về chuyên môn. Tuy nhiên, ở góc độ định hướng về phát triển văn hóa, tôi cho rằng chúng ta cần xây dựng những chương trình, đề án về giáo dục văn hóa nghệ thuật gắn với phát triển con người mang tầm chiến lược, lâu dài. Sở VH-TT TP HCM đang triển khai kế hoạch thực hiện đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị của nghệ thuật đờn ca tài tử trên địa bàn TP HCM" một cách đồng bộ, trong đó có nội dung phối hợp biểu diễn và giảng dạy trong môi trường học đường".
Việc một số đơn vị, nhóm nghệ thuật dân tộc đưa các chương trình có chất lượng tốt vào trường học, theo bà Thúy, là việc làm cần được khuyến khích và hỗ trợ, qua đó phát huy hiệu quả thiết thực của hoạt động này, mang lại cho học sinh - sinh viên cái nhìn rõ nét hơn về nghệ thuật dân tộc.
Đề cập đến kiến nghị của một số nghệ sĩ, nhóm xã hội hóa sân khấu về việc xin hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình Sân khấu học đường, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy cho biết: "Thời gian tới, Sở VH-TT TP HCM tiếp tục theo dõi và đánh giá hiệu quả của hoạt động sân khấu học đường cũng như công tác hỗ trợ các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập về hoạt động đưa nghệ thuật vào trường học, từ đó tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo TP về việc định hướng và hỗ trợ hoạt động này trên địa bàn TP".
Lên sân khấu ôm nghệ sĩ Chiến Thắng chụp tự sướng, khán giả bị vệ sĩ đánh bể mặt
Nghệ sĩ hài Chiến Thắng đã lên tiếng về chuyện khán giả bị nhóm vệ sĩ đánh tóe máu. |
Vì sao sân khấu cải lương xuống dốc ba thập kỉ qua?
Nghệ sĩ - soạn giả giỏi ngày càng ít, sàn diễn xuống cấp, nhiều loại hình giải trí trỗi dậy... khiến dòng cổ nhạc rơi ... |
Sức khỏe tốt hơn sau 2 tháng xuất viện, Mai Phương chuẩn bị quay trở lại sân khấu
Nữ diễn viên tiết lộ cô đang chuẩn bị để quay lại sân khấu sau 2 tháng xuất viện. |