Ngày 30/6, đại diện Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam cho biết, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 1.112 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Các địa phương đang có người mắc bệnh SXH đó là: Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Thăng Bình, Núi Thành…
Bác sĩ Lê Viết Tư - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên cho biết, tại huyện Duy Xuyên từ đầu năm đến nay có hơn 100 người mắc bệnh SXH, con số này được xem là chưa phản ánh đầy đủ bởi có nhiều người điều trị ở nhà hoặc khám, điều trị ở các cơ sở y tế, bệnh viện khác ngoài huyện.
Đặc biệt, hiện đang có hai ổ dịch SXH ở thị trấn Nam Phước.
Muỗi vằn đốt là nguyên nhân gây bệnh SXH. Ảnh minh họa |
Còn bác sĩ Trần Lộc Quang - Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Điện Bàn thông tin, tại thị xã Điện Bàn, số người mắc bệnh SXH từ đầu năm đến nay là hơn 400 người, cao gấp 7 lần với cả năm 2016 chỉ có 58 người. Có 19 ổ dịch SXH trải đều trên 20 xã, phường khiến khó kiểm soát.
Theo ông Trần Văn Hoàn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, thông thường, dịch SXH xảy ra vào mùa mưa, nhưng năm nay bệnh SXH xuất hiện rải rác trong các tháng, có nơi nhiều trường hợp bị mắc bệnh dù là đang trong mùa hè như ở Điện Bàn, Duy Xuyên.
Cho trẻ em đi tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu phòng chống bệnh SXH. Ảnh: Quang Nam |
Một trong những nguyên nhân của việc khó kiểm soát dịch SXH là do thời tiết năm nay không ổn định, lượng mưa lớn nên độ ẩm cao, thích hợp cho việc sinh trưởng của muỗi.
Đây là tác nhân gây bệnh chủ yếu cộng thêm yếu tố mầm bệnh vốn đã sẵn có trong cộng đồng, nếu người dân không chủ động phòng tránh thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Chính vì vậy để phòng bệnh SXH, “diệt muỗi và diệt loăng quăng” là biện pháp chủ động phòng bệnh hữu hiệu và đơn giản nhất. Người dân cần đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn. Đậy kín các vật dụng chứa nước để không có loăng quăng, thay nước bình hoa, bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải đọng nước ở trong nhà và xung quanh nhà không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
Những người có dấu hiệu bị bệnh SXH nên đến các cơ sở y tế huyện để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc điều trị đúng cách, không tự ý điều trị tại nhà.
Những thực phẩm giúp nhanh khỏi bệnh sốt xuất huyết | |
Nguy cơ tử vong cao do sốt xuất huyết |
Đô thị 20:10 | 12/07/2020
Đô thị 20:07 | 12/07/2020
Nhà đất 12:15 | 06/07/2020
Nhà đất 06:50 | 05/07/2020
Nhà đất 07:22 | 03/07/2020
Đô thị 06:58 | 01/07/2020
Kinh doanh 09:07 | 29/06/2020
Đô thị 06:02 | 29/06/2020