Sự khác biệt giữa phim truyền hình hai miền Nam – Bắc

Chính vì sự khác biệt này mà dòng phim truyền hình ở hai miền Nam - Bắc chưa bao giờ có khái niệm cân bằng.
 
su khac biet giua phim truyen hinh hai mien nam bac Vì đâu phim truyền hình dậy sóng
su khac biet giua phim truyen hinh hai mien nam bac Phim truyền hình miền Nam 'ngủ đông' vì thua lỗ

Phim truyền hình Việt phía Nam và phía Bắc từ khi khai sinh đến nay đã có sự khác biệt rõ rệt, từ số lượng, chất lượng cho tới cách thể hiện. Tuy nhiên, chính sự chênh lệch này đã khiến phim truyền hình của hai miền tùy từng thời điểm mà có sức hút riêng. Có thể ví như biểu đồ hình sin chưa khi nào trong trạng thái cân bằng.

Nếu như thời điểm những năm 90 - đầu 2000, phim truyền hình phía Bắc phát triển mạnh mẽ với các bộ phim như: Phía trước là bầu trời, Những ngọn nến trong đêm, Cảnh sát hình sự... thì từ năm 2010, thị trường điện ảnh miền Bắc chững lại để nhường chỗ cho phim truyền hình phía Nam lên ngôi. Nhìn trên danh sách phim gửi dự thi Cánh Diều Vàng năm 2011 có thể nhận ra ngay sự yếu thế rõ rệt của phim phía Bắc về mặt số lượng.

Ở hạng mục giải thưởng dành cho phim truyền hình, sự áp đảo của phim phía Nam diễn ra “khủng khiếp” hơn. Với 19 bộ phim dự tranh Cánh Diều (lên tới 597 tập) chỉ có… hai bộ phim của miền Bắc sản xuất, đó là Chủ tịch tỉnh (VFC) và Thái sư Trần Thủ Độ (Công ty cổ phần phim truyện I). Tuy nhiên, ngay sau đó Thái sư Trần Thủ Độ bị loại do vi phạm quy chế, chỉ còn lại duy nhất Chủ tịch tỉnh “chiến đấu” với 18 bộ phim phía Nam để tranh giải.

Kết quả như đã thấy, phim truyền hình phía Nam đại thắng, diễn viên phim truyền hình phía Nam cũng đại thắng.

Thế nhưng, tới năm 2017, phim truyền hình phía Nam đi xuống và phía Bắc lấy lại thế thượng phong chỉ bằng hai bộ phim phát sóng nửa đầu năm: Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng.

su khac biet giua phim truyen hinh hai mien nam bac
Sống chung với mẹ chồng và Người phán xử là hai bộ phim truyền hình nổi bật của VFC nửa đầu năm 2017. (Ảnh: VTV)

Vậy những yếu tố làm nên sự khác biệt khiến dòng phim truyền hình hai miền Bắc - Nam luôn ở thế đối lập này là gì?

1. Nguồn đầu tư, sự quan tâm của nhà Đài

Thực tế cho thấy, thị trường điện ảnh phía Nam luôn được rất nhiều đơn vị tham gia sản xuất để đáp ứng nhu cầu phát sóng của rất nhiều kênh sóng ở các Đài truyền hình phía Nam như THVL, HTV...

Còn phía Bắc, ngoài VTV có khung giờ phim Việt cố định hàng ngày thì Đài truyền hình Hà Nội không có khung giờ phim truyền hình mới. VTC cũng ít phim Việt phát sóng mà chủ yếu là phim nước ngoài. Thị trường điện ảnh phía Bắc chỉ có duy nhất VFC (Hãng phim truyền hình Việt Nam) là đơn vị sản xuất phim duy nhất, còn lại hầu như không có đơn vị nào khác.

Phước Sang - ông chủ của hãng phim Phước Sang từng nói về vấn đề này trong một lần trả lời phỏng vấn với báo Dân Trí năm 2012 rằng: “Để làm phim, thị trường phía Nam, khán giả phía Nam luôn là ưu tiên của các nhà đầu tư. Khi ai cũng muốn sinh lời cho đồng vốn bỏ ra, thị trường phim phía Nam sẽ là giải pháp an toàn”.

Tuy nhiên, sự "bành trướng" này chỉ giúp thương hiệu phim truyền hình phía Nam phát triển mạnh một thời gian. Do việc bắt nhịp với công cuộc xã hội hóa điện ảnh quá nhanh nên từ năm 2015 đến nay, phim truyền hình vẫn được các nhà sản xuất, đạo diễn chú trọng thực hiện nhưng chỉ yếu nhằm phục vụ đối tượng khán giả tại các Đài địa phương.

Còn lại dòng phim điện ảnh, phim "mì ăn liền" được quan tâm hơn cả bởi thu hồi vốn nhanh, không mất quá nhiều công sức như phim truyền hình, diễn viên nổi tiếng dễ dàng. Điều này còn khiến nhiều diễn viên chuyên trị dòng phim truyền hình rẽ hướng sang đóng phim điện ảnh để gây dựng được thành công nhanh hơn. Nghiễm nhiên, phim điện ảnh là thị trường màu mỡ tại phía Nam vài năm gần đây.

Một điều cần nói nữa là thị trường giải trí phía Nam đang đẩy mạnh đến mức tối đa các gameshow truyền hình. Các đài truyền hình như THVL, HTV, kênh địa phương đều phủ sóng dày đặc gameshow mang tính giải trí cao với đủ loại hình phục vụ khán giả. Từ đó nảy sinh sở thích xem gameshow để giải trí hơn là xem phim. Các nhà Đài cũng thu được nguồn lợi nhuận lớn nhờ bán quảng cáo khi phát sóng gameshow và hạn chế đầu tư cho phim truyền hình truyền thống.

Chính vì thế dòng phim truyền hình phía Nam từ chỗ đỉnh cao đã dần tuột dốc, mặc dù diễn viên vẫn "chạy show mệt nghỉ" mỗi năm nhưng không còn thời hoàng kim như trước.

su khac biet giua phim truyen hinh hai mien nam bac
Diễn viên Băng Di và Quang Tuấn trong phim truyền hình Mặt nạ tình yêu được phát sóng trên kênh truyền hình phía Nam. (Ảnh: THVL)

2. Thị hiếu khán giả

Khán giả phía Nam và phía Bắc luôn có thị hiếu xem phim hoàn toàn khác nhau. Do thị trường giải trí phía Nam đã phát triển từ rất lâu nên khán giả cũng hình thành sở thích đi xem phim giải trí. Trong khi đó, khán giả phía Bắc rất... lười, hay nói cách khác là có phần khó tính, khắt khe hơn.

Phim truyền hình phía Bắc đặt nặng tính chính luận làm hạn chế đối tượng khán giả. Còn ở phía Nam, vì tính giải trí luôn được đề cao bên cạnh nội dung nhân văn trong từng tác phẩm điện ảnh nên thu hút được số đông khán giả theo dõi.

Tuy nhiên, sự phong phú của các bộ phim đến từ phía Nam không vì thế mà giúp cho phim truyền hình Việt có sự thay đổi về chất. Sản xuất quá nhiều phim trong một năm, nắm bắt thị trường nhanh để đưa những vấn đề nóng của cuộc sống vào nội dung nhưng cách khai thác vấn đề thường đơn giản, nhạt nhẽo. Thậm chí có những bộ phim bộc lộ rất nhiều lỗi ngớ ngẩn, phi lý, trở thành những "thảm họa phim Việt" như Anh chàng vượt thời gian, Hoa nắng...

Cho nên, khi chất lượng kịch bản phía Bắc được đầu tư, chăm chút nhiều hơn sẽ khiến thị trường phim truyền hình phía Nam dễ dàng đi xuống. Và điều đó được được minh chứng trong hai bộ phim mà VFC sản xuất đầu năm 2017: Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng.

3. Tư duy và chất lượng làm phim

Sau vài năm mất vị thế hoàng kim, phim truyền hình phía Bắc đã lấy lại được danh tiếng chỉ nhờ hai bộ phim: Người phán xửSống chung với mẹ chồng phát sóng nửa đầu năm 2017. Thành công của hai bộ phim đã khiến khán giả và giới chuyên môn cũng phải "giật mình" vì chưa có thời điểm nào, phim truyền hình lại có sức hút mạnh mẽ đến như thế.

Một phần thành công nhờ kịch bản đánh trúng tâm lý khán giả, phần vì tác động mạnh của mạng xã hội. Tuy nhiên, không thể phủ nhận chính sự chỉn chu, đầu tư nghiêm túc của Hãng phim truyền hình Việt Nam mới mang lại thành công lớn nhất.

Mặc dù đây đều là hai tác phẩm mua từ nước ngoài và phóng tác tiểu thuyết Trung Quốc nhưng lối diễn xuất sâu sắc, chân thật của dàn diễn viên đã giúp khán giả thật sự ấn tượng.

Có thể nói, tính khắt khe trong tư duy làm phim phía Bắc, từ kịch bản đến lựa chọn diễn viên đã được phát huy trọn vẹn trong nửa đầu năm 2017.

Phía Nam vẫn giữ vững tư tưởng "tận thu" dàn diễn viên từ những "chân dài" hùng hậu, ca sĩ trẻ đẹp, Hoa hậu để tạo sức nóng cho phim thì phía Bắc, việc phát huy tuyệt đối dàn diễn viên gạo cội của nền điện ảnh nước nhà đã giúp bộ phim tăng tính chất lượng hơn là số lượng. Chỉ cần nhìn cách diễn xuất của dàn diễn viên gạo cội là có thể thấy "vàng thau không bao giờ lẫn lộn".

su khac biet giua phim truyen hinh hai mien nam bac Vì đâu phim truyền hình dậy sóng

Truyền hình Việt từng có nhiều bộ phim ăn khách song chưa bao giờ dậy sóng đến ngỡ ngàng như “Sống chung với mẹ chồng”, ...

chọn
[Photostory] Dự án vừa khởi công của MIK Group ở khu tây Hà Nội
The Solar Park - giai đoạn 2 của Imperial Smart City do MIK Group làm chủ đầu tư có quy mô hơn 2 ha. Tại đây sẽ xây dựng 5 toà tháp căn hộ cao 35 tầng.