Báo VnExpress vừa thông tin: Trong một thông báo vừa gửi tới các chủ tài khoản, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) khuyến cáo khách hàng việc giao dịch thanh toán qua các máy chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng (POS).
Ngân hàng cảnh báo không quẹt thẻ ATM tại thiết bị khác ngoài máy POS |
Theo đó, ngân hàng này khuyến nghị khách hàng không cho phép đơn vị chấp nhận thẻ quẹt thẻ ATM qua bất kỳ thiết bị nào khác máy POS và luôn giám sát trong quá trình thực hiện giao dịch.
Chủ thẻ cũng được cảnh báo không cung cấp các thông tin như số thẻ, hiệu lực thẻ, mã số bảo vệ thẻ, thông tin đăng nhập Internet Banking, ngân hàng trực tuyến và mã PIN hay OTP cho người khác. Ngoài ra, chủ thẻ nên thường xuyên thay đổi mã PIN, lấy tay che bàn phí khi giao dịch tại máy ATM, POS.
55 triệu thẻ ngân hàng tại Việt Nam là thẻ "rác". |
Số lượng thẻ ngân hàng phát hành tính đến cuối năm 2017 là 132 triệu thẻ, nhưng theo số liệu của Hội Thẻ Việt Nam, chỉ có 77 triệu thẻ hoạt động thực sự, 55 triệu thẻ còn lại là thẻ "rác".
Theo các chuyên gia, việc các ngân hàng (NH) đua nhau phát hành thẻ để đạt chỉ tiêu và mở rộng thị phần, bất chấp khách hàng đó có nhu cầu sử dụng hay không... là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng có hàng chục triệu thẻ "rác", gây lãng phí cùng nhiều hệ lụy khác.
Giải cứu heo, giải cứu dưa hấu, giải cứu ớt… Từ vài năm nay, từ “giải cứu” liên tục xuất hiện trên mặt báo và mạng xã hội. Liệu “công cuộc giải cứu” nông sản của bà con nông dân sẽ còn tiếp diễn? Mỗi khi nông sản dư thừa, chính quyền ra tay “giải cứu” hay cứ để nông dân “tự bơi”?
Có một bận, những trái bí đao được bà con nông dân Quảng Nam trồng nhiều, xuất khẩu không được nên không thu hoạch. (Ảnh: Dân Trí) |
Việc giải cứu dưa hấu, bí đỏ cũng như các loại nông sản khác trong thời gian gần đây đã nhận được hai luồng ý kiến trên các phương tiện thông tin và mạng xã hội. Người thì cho rằng nên chung tay giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ số nông sản dư thừa này, người thì cho rằng cứ để thị trường điều chỉnh…
Theo đó, việc “ra tay giải cứu” của chính quyền địa phương vừa tốt vừa không bền vững. Tốt ở chỗ giải quyết trước mắt các loại nông sản dư thừa cho bà con để họ tái đầu tư, nuôi sống gia đình… Tuy nhiên, cứ mỗi bận nông sản dư thừa thì chính quyền giải cứu thì không hay, tạo tâm lý ỉ lại của người nông dân vì “đã có nhà nước lo đầu ra” mà bỏ qua nguyên tắc thị trường.
Vấn đề ở chỗ nhà nước phải có định hướng thị trường, quyết tâm giữ diện tích quy hoạch (nếu trồng ngoài quy hoạch thì nông sản dư thừa cũng là điều dễ hiểu). Người nông dân chỉ biết sản xuất, họ đâu biết thị trường thế nào nên việc định hướng “trồng cây gì nuôi con nào” là việc của chính quyền. Trên cơ sở đó, khi người nông dân được định hướng rõ thì giá nông sản sẽ ổn định (để họ có lãi) và chính quyền không phải cứ mãi chạy theo “giải cứu” nữa.
Sự kiện kinh tế trong nước ngày 11/5/2018: Doanh nghiệp nhà nước sai phạm 345 nghìn tỷ đồng
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 11/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 10/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 10/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 9/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 9/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 8/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 8/5/2018. |
Sự kiện kinh tế trong nước đáng chú ý ngày 7/5/2018
Tổng hợp các sự kiện kinh tế trong nước, thông tin kinh tế, tài chính, tiêu dùng được độc giả quan tâm trong ngày 7/5/2018. |
Kinh doanh 11:37 | 24/07/2018
Kinh doanh 11:26 | 17/07/2018
Kinh doanh 11:31 | 13/07/2018
Kinh doanh 11:36 | 12/07/2018
Kinh doanh 11:00 | 11/07/2018
Kinh doanh 11:41 | 10/07/2018
Kinh doanh 11:00 | 09/07/2018
Kinh doanh 11:45 | 06/07/2018