Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn

Mới đây, một số dân mạng đã đăng tải hình ảnh, thông tin về hai trường hợp nghi ngờ bị nhiễm vi rút tả lợn khiến nhiều người hoang mang.

Hình ảnh về dịch tả lợn khiến nhiều người hoang mang

Dịch tả lợn ngày càng có những diễn biến phức tạp và khó lường, có nguy cơ lây lan rộng, đặc biệt là ở các tỉnh thành phía Bắc. 

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn - Ảnh 1.

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn - Ảnh 2.

Những thông tin đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. (Ảnh chụp màn hình)

Liên quan đến thông tin về dịch tả lợn, không ít cư dân mạng đã chia sẻ hình ảnh bệnh nhân bị xuất huyết dưới da cùng dòng chú thích đó là những người đầu tiên bị nhiễm bệnh tả lợn. 

Cụ thể, bài chia sẻ trên Facebook chỉ vỏn vẹn một vài dòng chữ: "Đã có hai người nhiễm vi rút vì ăn thịt lợn rồi nhé. Mọi người ngừng ăn thịt heo thôi", đồng thời phải cảnh giác khi ăn thịt lợn; kèm theo đó là những hình ảnh bệnh nhân toàn thân tím tái, nổi mảng thâm đen.

Phía dưới, nhiều người bày tỏ sự lo lắng và sợ hãi. Tài khoản R.D. viết: "Ở đâu đây? Nhìn sợ quá. Nhà mình chả bao giờ ăn thịt lợn ở chợ cả". Có cùng quan điểm, một số ý kiến đồng tình với việc sẽ tạm ngừng ăn thịt lợn trong thời gian dịch bệnh vẫn đang "hoành hành".

Tuy nhiên, nhiều người đã tinh ý hơn và cho rằng đây là những thông tin không chính xác và là một hình thức "câu like" của người bán hàng. 

Họ cho biết những hình ảnh được một số người sử dụng để "minh họa" đó đã xuất hiện từ đợt đầu năm 2018 và đó là hình ảnh của người bệnh bị mắc liên cầu lợn do ăn tiết canh. 

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn - Ảnh 3.

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn - Ảnh 4.

Nhiều người hoang mang trước thông tin về dịch bệnh. (Ảnh chụp màn hình)

Theo thông tin từ video clip của Hà Giang TV, hai bệnh nhân trong ảnh bị nhiễm liên khuẩn cầu lợn do ăn tiết canh. 

Bệnh nhân nam nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc khó, toàn thân xuất huyết dưới da. 

Bệnh nhân được chẩn đoán bị sốc nhiễm trùng, nhiễm độc thể tối cấp. Còn bệnh nhân nữ cũng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn thể cấp.

Báo động tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn lợn tại Hà Giang - Ngày 11/1/2018. (Video: Youtube/ Hà Giang TV)

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn - Ảnh 6.

Sự thật đằng sau hình ảnh hai người bị nghi bị nhiễm vi rút tả lợn - Ảnh 7.

Bài đăng về hai bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn từ năm 2018. (Ảnh chụp màn hình)

Trao đổi với báo điện tử Dân trí, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: dịch tả lợn không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn.

PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn.

Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

Ăn thịt lợn mắc dịch tả châu Phi có sao? Ăn thịt lợn mắc dịch tả châu Phi có sao? Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, Hòa Bình là địa phương thứ 8 nhiễm dịchDịch tả lợn châu Phi lan rộng, Hòa Bình là địa phương thứ 8 nhiễm dịch Dự báo giá heo hơi ngày 7/3: Ngành chăn nuôi châu Á đứng trước bước ngoặt lớn vì dịch tả heo châu PhiDự báo giá heo hơi ngày 7/3: Ngành chăn nuôi châu Á đứng trước bước ngoặt lớn vì dịch tả heo châu Phi
chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.