Sự thật đằng sau những đứa trẻ không thích nghe lời

Những đứa trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi không nghe lời bố mẹ ở mọi thời điểm có thể sẽ phát triển tốt hơn những trẻ tuân lệnh bố mẹ răm rắp.

Con trai tôi, Charlie, năm nay 3 tuổi, và giống như mọi đứa trẻ tầm tuổi này, nó luôn làm chúng tôi phát điên, Tôi vừa thấy mình ngỡ ngàng vừa thấy mình kiệt sức trước những trò “quái đản” nó làm trước mặt tôi. Tôi lo lắng con sẽ tự làm đau con. Nhưng mặt khác tôi cũng phấn khích khi con “tỏa sáng” với những trò chơi vụn vặt. Tầm tuổi của con là tầm tuổi của vô vàn điều bất ngờ.

su that dang sau nhung dua tre khong thich nghe loi

Bạn đã từng nghe người ta nói rằng trẻ tuổi lên 3 “hỗn loạn”, “khủng hoảng” nhưng sự “hỗn loạn” đó lại rất đáng yêu. Charlie khiến tôi cảm thấy biết ơn vì mình được sinh ra. Con luôn khiến tôi cảm thấy rõ rệt sự thật rằng một ngày của mẹ chỉ kết thúc thực sự khi con đã ngủ yên giấc và tôi sẽ không bao giờ được “yên thân” khi nó thức nó sẽ gọi tên tôi cả ngày.

Giống như những bà mẹ khác, tôi cũng thường nghe thấy chính giọng mình, nói đi nói lại những câu kiểu như:

Charlie, đừng trèo lên bàn uống nước như thế!

Charlie, đừng mở tủ lạnh ra mãi thế!

Charlie, nâng nắp toilet lên và đừng có vần nát quả bơ như vậy. Và đừng cho đồ chơi Lego vào mồm!

Nuôi 1 đứa trẻ lên 3, bạn cần phải vận dụng cả sức lực, trí lực và cả khả năng phán đoán tâm lý. Mỗi buổi tối khi đặt lưng lên giường, tôi thấy như mình đã cạn kiệt năng lượng. Làm thế nào mà tôi có thể “sống” qua được một ngày? Thế còn con tôi thì sao? Nó rơi từ ghế cao xuống 6 lần một ngày. Nó khiến tôi lại phải dạy nó lại từ đầu về cách tự bảo vệ bản thân. Tôi đã sai ở đâu? Tôi là một người mẹ tồi vì đã không nghiêm khắc với con?

Hoặc có khi nào, tôi nên để con tự làm những gì con thích theo cách của con?

Con trai tôi là một đứa trẻ tốt. Nhưng giống như mọi đứa trẻ khác ở độ tuổi này, nó luôn lờ đi mọi lời cảnh báo, quát nạt, la mắng của tôi và cả của chồng tôi.

Trước mỗi trò nghịch ngợm của nó, tôi lại tức điên lên và luôn trong tình trạng cố gắng kiềm chế cơn tức giận, luôn phải nhắc nhở mình phải thật bình tĩnh.

Nhưng khi màn đêm buông xuống và bình tâm trở lại, tôi lại thấy những trò nghịch ngợm, những ương bướng của con có thể mang một ý nghĩa gì đó.

Dần dần tôi lờ mờ nhận ra: Những đứa trẻ ở độ tuổi 1-3 tuổi không nghe lời bố mẹ ở mọi thời điểm có thể sẽ phát triển tốt hơn những trẻ tuân lệnh bố mẹ răm rắp.

Cứ gọi tôi là bà mẹ điên rồ đi, cứ mỉa mai tôi rằng tôi đang tự tạo ra ảo ảnh để xoa dịu những cơn tức giận khi nuôi dạy con đi. Nhưng tôi tin rằng mình đúng, sau trải nghiệm được nuôi nấng 3 đứa con của tôi.

su that dang sau nhung dua tre khong thich nghe loi
Những đứa trẻ này “chiến đấu” chống lại chúng ta để “được tự sống theo cách của chúng”, được phát triển theo cách mà chính chúng muốn, chứ không phải theo cách bố mẹ muốn, sẽ là những đứa trẻ tốt hơn sau này. (Ảnh: Scary Mommy)

Nào ngã, nào đổ vỡ, nào làm bẩn quần áo, nào phá hoại đồ đạc trong nhà, vẽ bẩn đầy tường, dùng miệng gặm mọi thứ, kéo rách rèm che cửa, bẻ gẫy đồ chơi, cố tình tè ra sàn nhà….tất cả đều khiến chúng ta phát điên và luôn miệng yêu cầu/ đòi hỏi/ ra lệnh/ khiển trách/ quát mắng/ khuyên bảo. Nhưng chúng đều lờ đi và có vẻ như không nghe thấy gì. Thực chất toàn bộ quá trình “phá hoại, nghịch ngợm” của trẻ, đều nằm trong tiến trình phát triển rất đỗi tự nhiên của trẻ. Thế nên bố mẹ có can thiệp, thì chỉ gây tác dụng ngược mà thôi.

Những đứa trẻ này “chiến đấu” chống lại chúng ta để “được tự sống theo cách của chúng”, được phát triển theo cách mà chính chúng muốn, chứ không phải theo cách bố mẹ muốn, sẽ là những đứa trẻ tốt hơn sau này.

Những đứa trẻ tự do (tự do chơi theo cách chúng muốn, tự do ăn, tự do khám phá) sẽ là những đứa trẻ hiểu bản thân nó nhất. Nếu bạn coi những hành vi “phá hoại” của con chỉ như một bước để con khám phá thế giới, từ đó hiểu con người mình, thì bạn sẽ thấy nhẹ nhõm hơn rất nhiều.

Trong khi đó những em bé nghe lời bố mẹ răm rắp chưa chắc là bản thân em bé đó muốn như vậy, mà chỉ muốn làm vừa lòng bố mẹ cho xong. Dần dần có thể trẻ sẽ mất đi cảm giác muốn tự mình làm việc gì đó, quen với việc được bố mẹ sắp xếp mọi thứ, không hiểu mình muốn gì, cần gì.

Nhiều người trong chúng ta vẫn cứ loay hoay tìm hướng đi đúng trong nuôi dạy con. “Phải dạy con thế nào cho đúng đây, làm thế nào với đứa trẻ luôn ương bướng và không biết nghe lời bố mẹ như vậy, liệu con bướng bình như thế sau này con có khổ không”….những câu hỏi, lo lắng luôn ở trong đầu các bố mẹ. Nhưng hãy để con được là chính con, đừng bắt ép/ra lệnh con không được làm thế này, không được làm thế kia. Thay vào đó, hãy giải thích để con tự lựa chọn. Hoặc không, hãy hít một hơi thật sâu và đừng nói gì cả.

chọn
Becamex lãi tăng 60% quý đầu năm, sắp làm khu công nghiệp 700 ha ở khu bắc Bình Dương
KCN Cây Trường là một trong 7 KCN mà Becamex đang triển khai đầu tư xây dựng. Dự án này theo kế hoạch sẽ bắt đầu san lấp mặt bằng từ quý III/2024, hoạt động chính thức từ quý III/2025.