Tại sao ở Hà Nội không có ‘xe ôm’ Aber Bike?

Trong khi người dùng tại Tp.Hồ Chí Minh vừa có thể sử dụng dịch vụ Aber Bike (Xe ôm công nghệ) và Aber Car (Taxi công nghệ) để gọi xe thì ở Hà Nội sẽ chỉ có Aber Car trong thời gian đầu hãng xe ôm công nghệ này đi vào hoạt động.
 
tai sao o ha noi khong co xe om aber bike Biển số đeo khẩu trang: Đội xe ôm kỳ lạ tung hoành trên phố
tai sao o ha noi khong co xe om aber bike Alibaba tính đầu tư vào dịch vụ gọi xe Grab
tai sao o ha noi khong co xe om aber bike Thời Uber, Grab: Thế nào là cạnh tranh không lành mạnh?
tai sao o ha noi khong co xe om aber bike
Tại Hà Nội sẽ chỉ có Aber Car trong thời gian đầu hãng xe ôm công nghệ này đi vào hoạt động (Ảnh: Thịnh Châu)

Sài Gòn có cả Bike, Car còn Hà Nội thì không…

Mới đây, Công ty TNHH Dịch vụ gọi xe Aber đã chính thức công bố ra mắt ứng dụng gọi xe Aber phục vụ khách hàng.

Theo đó, từ ngày 8/6, người dùng có thêm ứng dụng gọi xe công nghệ để lựa chọn di chuyển bên cạnh các ứng dụng khách như Grab, VATO hiện nay.

Theo thông tin công bố từ đơn vị sáng lập, Aber có tất cả 6 loại hình ứng dụng phục vụ khách hàng. Bao gồm Aber Bike (Xe ôm công nghệ), Aber Car (Taxi công nghệ), Aber Truck (Xe giao hàng – Xe tải), Aber Travel (Trải nghiệm du lịch cùng Aber), Aber Business (Xe doanh nghiệp), Aber Express (Dịch vụ giao hàng).

Dù khẳng định có rất nhiều dịch vụ đưa ra để phục vụ nhu cầu thị trường song đến thời điểm hiện tại “tân binh” Aber mới chỉ tập trung vào hai dịch vụ chính là Aber Bike và Aber Car. Các dịch vụ còn lại đang trong quá trình chuẩn bị và mới chỉ đang nằm trong kế hoạch triển khai trong tương lai.

Đáng chú ý, trong khi người dùng tại Tp.Hồ Chí Minh vừa có thể sử dụng dịch vụ Aber Bike (Xe ôm công nghệ) và Aber Car (Taxi công nghệ) để gọi xe thì ở Hà Nội sẽ chỉ có Aber Car trong thời gian đầu hãng xe ôm công nghệ này đi vào hoạt động.

Lý giải về điều này, đại diện Aber cho biết, điều này xuất phát từ nhu cầu lựa chọn phương tiện cá nhân để đi lại của người dân tại hai thành phố này khác nhau.

Nếu như người dân Tp.Hồ Chí Minh có xu hướng tự mua sắm phương tiện cá nhân để đi lại và xe máy là ưu tiên hàng đầu bởi phù hợp khả năng tài chính vì không phải vay thêm ngân hàng thì ở Hà Nội lại khác. Nhiều người có nhu cầu sử dụng xe cộ vào việc kinh doanh, họ sẽ ưu tiên vay thêm vốn ngân hàng để mua ô tô. Đường phố Hà Nội cũng có xe máy nhưng không nhiều bằng Tp.Hồ Chí Minh. Quan sát trên đường phố Hà Nội hiện nay thì ô tô chạy nhiều hơn xe máy.

Theo Aber, đây là lý do quan trọng mà công ty này quyết định đưa dịch vụ gọi xe ô tô Aber Car vào phục vụ người tiêu dùng tại Hà Nội trong giai đoạn đầu thay vì xe xáy như khu vực Tp.Hồ Chí Minh.

Trên thực tế, các hãng khác như Uber trước đây hay Grab hiện nay thì dịch vụ gọi xe máy vẫn chiếm tỷ lệ có người sử dụng cao hơn.

Có vượt qua được "cái bóng" của kẻ đến trước?

Được biết, Aber là ứng dụng gọi xe dựa trên nền tảng 4.0, được phát triển bởi nhóm kỹ sư người Việt du học tại châu Âu trên nền tảng công nghệ của Đức. Thành viên sáng lập “tân binh” này chủ yếu là những người trẻ thuộc thế hệ 8X và 9X.

Theo thông tin tiết lộ từ Aber, mặc dù công ty đã ấp ủ kinh doanh dịch vụ gọi xe công nghệ từ năm 2015 nhưng mãi đến nay, năm 2018 mới bắt đầu triển khai. Đây cũng là một trong những điều gây tò mò với không ít người.

Theo quan sát thị trường, trong giai đoạn đó, thị trường xe ôm công nghệ tại Việt Nam nói chung và tại Tp.HCM nói riêng hầu như người dùng chỉ quen với tên của hai ông lớn bao phủ là Uber và Grab.

Vài năm trước cũng có một số doanh nghiệp khác bắt đầu triển khai dịch vụ này như Vivu hay VATO nhưng vẫn chưa thực sự nổi trội bởi rất khó để vượt qua khỏi cái bóng của “người đến trước”.

Hay mới đây, khi Uber rút khỏi thị trường Việt Nam thì hãng Mai Linh cũng đã triển khai ứng dụng gọi xe tương tự nhưng chưa thực sự có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Với quy mô dân số 93 triệu người, nhu cầu di chuyển bằng “xe ôm công nghệ” của người dân tại các thành phố lớn hiện nay vẫn không ngừng tăng lên,điều này như trở thành một xu hướng trong xã hội công nghệ thông tin phát triển.

Ngoài những hãng đến trước, miếng bánh dành cho “kẻ đến sau” vẫn còn bỏ ngỏ. Và, đây là thời điểm lý tưởng để các “tân binh” tiếp tục “cuộc chiến” để dành chỗ đứng trên mảnh đất dịch vụ gọi xe màu mỡ nhưng cũng không kém phần cạnh tranh gay gắt.

tai sao o ha noi khong co xe om aber bike Ứng dụng gọi xe Aber công bố mức chiết khấu
tai sao o ha noi khong co xe om aber bike Aber mới chỉ cho đăng kí online
tai sao o ha noi khong co xe om aber bike Ứng dụng gọi xe Aber, tân binh mới liệu có thay thế được Uber
chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.