Taxi truyền thống Mai Linh, Vinasun cắt giảm nhân sự là bình thường?

“Việc giảm nhân sự thời gian qua của các hãng taxi lớn như Mai Linh, Vinasun là bình thường. Một khi thị phần thu hẹp thì bắt buộc phải giảm xe, giảm nhân sự. Đó là chưa kể đến việc, các tài xế taxi sau khi nhìn thấy những mặt lợi khi tham gia vào loại hình taxi công nghệ thì họ cũng chủ động tìm lối rẽ cho mình”, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.
taxi truyen thong mai linh vinasun cat giam nhan su la binh thuong Taxi truyền thống chịu điều kiện doanh khác Uber, Grab thế nào?
taxi truyen thong mai linh vinasun cat giam nhan su la binh thuong Thêm gần 2.000 nhân viên Vinasun thôi việc
taxi truyen thong mai linh vinasun cat giam nhan su la binh thuong CEO Uber: Mọi người có thể không thoải mái khi Uber có mặt, nhưng...

Các “ông lớn” kiên quyết chuyển mình

Liên tiếp thời gian qua, các hãng taxi lớn như Mai Linh, Vinasun đã phải dùng đến bài toán giảm nhân sự, giảm đầu xe do miếng bánh thị phần ngày càng thu hẹp lại.

Tính đến hết ngày 30/6, đã có 6.000 nhân viên, tương đương 20% số lượng nhân sự của Mai Linh nghỉ việc. Cùng với đó là tình hình kinh doanh vẫn chưa thấy điểm sáng.

Vinashin cũng không khá hơn khi trong quý 3, hãng taxi này đã cắt giảm hơn gần 2.000 nhân viên và tính từ đầu năm cắt giảm 57% nhân sự so đầu năm 2017. Doanh thu vận tải hành khách bằng taxi của hãng này cũng sụt giảm nghiêm trọng xuống chỉ còn gần 2.000 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2017, mức giảm lên đến 44%.

taxi truyen thong mai linh vinasun cat giam nhan su la binh thuong
Vinashun chưa có được thành công khi đầu tư phần mềm để khách gọi xe

Trong một lần trả lời báo chí, ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh đã lý giải việc cắt giảm nhân viên là đang "dồn sức" vào việc sử dụng công nghệ để điều hành mạng lưới taxi của mình.

Bằng chứng là Mai Linh tiếp tục tăng số đầu xe, kêu gọi người có xe nhàn rỗi tham gia Mai Linh Car (taxi công nghệ) để cùng hợp tác kinh doanh.

“Với Mai Linh Car, chúng tôi chỉ thu của lái xe mức phí dịch vụ 15%, thấp hơn so với mức 20% mà Uber và Grab đang áp dụng.

Ngoài ra, hệ thống bảo dưỡng, sửa chữa xe nội bộ giá rẻ, mua bảo hiểm nhân thọ cho lái xe sẽ là điểm cộng của Mai Linh đối với các tài xế” – Chủ tịch Mai Linh nhấn mạnh.

Về vấn đề này, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc làm của các hãng taxi truyền thống hiện nay là đúng với xu thế thị trường.

“Taxi công nghệ rồi lâu dài nó cũng thành loại hình taxi tiệm cận dần với taxi truyền thống, sẽ ngày càng chuyên nghiệp hóa hơn. Bản thân taxi truyền thống cũng sẽ điều chỉnh để phát triển hiện đại hóa công nghệ như taxi công nghệ. Nên hai loại hình taxi này sẽ cùng tồn tại” ông Phong nói.

Nếu cạnh tranh công bằng taxi truyền thống sẽ sống khỏe?

Nguyên nhân vì đâu dẫn đến sự “xuống dốc” của các hãng taxi một thời làm mưa làm gió này thì ai cũng dễ dàng nhìn thấy.

Kể từ khi các hãng taxi của Uber, Grab đặt chân vào thị trường taxi thì các hãng truyền thống đã bị cạnh tranh khi họ lôi kéo được một lượng lớn các khách hàng.

Sau 20 tháng tham gia vào thị trường, số lượng xe chạy Grab, Uber thí điểm tăng lên 50.000 xe. Và số lượng khách hàng di chuyển bằng các loại xe taxi công nghệ tại các thành phố lớn đã tăng đột biến.

Sự lớn mạnh của taxi công nghệ đang chèn ép taxi truyền thống được nhiều người lí giải là do các hãng taxi mới này đã nhận được quá nhiều ưu đãi.

Cụ thể như xe Uber và Grab được chủ động tăng, giảm giá ở từng thời điểm trong ngày, số lượng xe thí điểm không bị giới hạn, không biển hiệu nên có thể chở khách vào đường cấm…

Bên cạnh đó, việc được ưu đãi về thuế cũng đang được cho là nguyên nhân chính khiến các hãng taxi truyền thống bị thiệt thòi.

Theo số liệu từ một báo cáo mới được công bố gần đây thì năm 2016, công ty TNHH Grab taxi nộp ngân sách gần 5,8 tỷ đồng.

Còn Công ty TNHH Uber từ khi thành lập đến nay nộp gần 10 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo định nộp thuế đối với kinh doanh vận tải taxi thì số thuế công ty kinh doanh vận tải Grab và Uber phải nộp ngân sách là 67,5 tỉ đồng/tháng và trong một năm là 810 tỉ đồng.

Chính vì những lí do trên nên nhiều ý kiến cho rằng, nếu bị quản lý chặt chẽ hơn và hoạt động như một hãng taxi bình thường thì giá cước sẽ không còn là lợi thế đối với các hãng taxi kết nối khách hàng bằng ứng dụng điện thoại thông minh.

Và các hãng taxi truyền thống cũng lần lượt cố gắng chứng minh rằng, họ cũng đang từng bước hiện đại hóa, thay đổi để trở thành taxi công nghệ.

Cụ thể các hãng taxi đang tập trung phát triển phần mềm ứng dụng gọi xe bằng smartphone để cạnh tranh tốt hơn. Như Vinasun đang thí điểm V-Car), taxi Thành Công thí điểm Thanh Cong Car, Sun Taxi thí điểm S.Car, taxi Ngôi Sao có Vic Car.

Trước tình hình trên, lãnh đạo Mai Linh cũng tỏ ra lạc quan cho rằng: “Giá cước của taxi truyền thống trong tương lai sẽ rẻ hơn giá cước hiện tại nếu sử dụng công nghệ để tiết kiệm chi phí quản lý và tiết kiệm chi phí mua xe mới”.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, chỉ dựa vào thay đổi công nghệ thôi thì vẫn chưa thể cứu vãn nổi các ông lớn taxi này. Vinasun là hãng lớn đi đầu trong công cuộc đầu tư phần mềm để khách gọi xe nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả khả quan nào.

Việc để cạnh tranh về công nghệ với các hãng taxi có hẳn những công ty phần mềm trung gian đầu tư công nghệ thì các hãng như Vinasun, Mai Linh và các hãng taxi truyền thống khó có lợi thế trong cuộc chạy đua này.

Nhận định về hoạt động của các hãng taxi truyền thống trong tương lai, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng tỏ ra lạc quan khi cho rằng, các hãng này chắc chắn sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Và theo vị chuyên gia này, quan trọng nhất vẫn là Nhà nước cần phải tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng về thuế giữa các hãng taxi.

“Cần phải quan tâm đến việc các hãng taxi công nghệ như Grab, Uber đã dành chi phí để bảo đảm an toàn cho khách hàng đủ hay chưa. Nếu xảy ra tai nạn chết người, ai sẽ chịu trách nhiệm. Các hãng taxi này đã mua bảo hiểm chưa để bảo đảm sự bình đẳng trong chi phí cũng như quyền lợi của người tiêu dùng” – TS . Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.