Techcombank lên sàn, có gì nóng?

Ngày 4/6, hơn 1,16 tỷ cổ phiếu TCB của ngân hàng Techcombank sẽ chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HoSE) với giá 128.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức giá được cho là “kỷ lục” trong ngàn ngân hàng. Vậy, nhà băng này có gì nổi bật để nhà đầu tư quan tâm?
 
techcombank len san co gi nong Hơn 1,16 tỷ cổ phiếu Techcombank sẽ lên sàn ngày 4/6
techcombank len san co gi nong Đại gia ngoại rót 8.400 tỷ đồng mua cổ phần Techcombank
techcombank len san co gi nong Nguyên lãnh đạo Techcombank TP.HCM bị truy tố vì gây thiệt hại gần 30 tỉ đồng
techcombank len san co gi nong
Lên sàn với giá 128.000 đồng/cổ phiếu, Techcombank gây chú ý nhà đầu tư

Tình hình kinh doanh

Kết thúc năm 2017, Techcombank hợp nhất ghi nhận thu nhập lãi thuần 8.930 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 3/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 273.153 tỷ đồng, thu nhập lãi thuần 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2.049 tỷ đồng.

Năm 2018, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế ở mức 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2017. Tổng tài sản dự kiến đạt 315.184 tỷ đồng, tăng trưởng 17%; huy động vốn tăng trưởng 40%, tín dụng tăng trưởng 18%, đạt 213.582 tỷ đồng và duy trì nợ xấu thấp hơn 2%.

Đáng chú ý, Bản cáo bạch của Techcombank cho biết, trong cơ cấu tín dụng cho vay, 60% là cho vay các tổ chức kinh tế, 40% là cá nhân.

Các khoản cho vay liên quan đến hoạt động Công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong dư nợ cho vay cả hai năm 2016 và 2017; sau đó là các hoạt động Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa môtô, ôtô, xe máy. Các và lĩnh vực khác có tỷ trọng nhỏ hơn.

Số liệu mới nhất, chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm 2018, cho vay các tổ chức, doanh nghiệp bất động sản chiếm 22.406 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 13,7% thì lĩnh vực theo yêu cầu cho vay ưu tiên như nông nghiệp lại chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ với vỏn vẹn 0,2%.

Cơ cấu cổ đông ra sao?

Trước sự kiện lên sàn của Techcombank, cơ cấu cổ đông của nhà băng này cũng rất được nhà đầu tư quan tâm.

Theo thông tin công bố trong bản cáo bạch, tại thời điểm ngày 11/5, số lượng cổ đông của Techcombank là 1.901 người, trong đó có 1.700 cá nhân và 201 tổ chức.

Đáng chú ý, với việc HSBC thoái toàn bộ vốn khỏi Techombank vào giữa năm 2017, hiện nay ngân hàng chỉ còn một cổ đông lớn duy nhất nắm giữ trên 5% vốn cổ phần của Techcombank là Tập đoàn Masan. Masan hiện đang nắm 147,7 triệu cổ phiếu TCB, tương đương 15% vốn điều lệ tại Techombank.

Trong khi đó, 3 cổ đông sáng lập của Techcombank hiện chỉ còn nắm rất ít cổ phần tại ngân hàng. Cụ thể, ông Hoàng Văn Đạo nắm 6,4 triệu cổ phần tương ứng với 0,55% vốn điều lệ. Ông Nguyễn Thiều Quang nắm 10,1 triệu cổ phiếu tương ứng 0,86% vốn điều lệ, bà Nguyễn Thị Nga nắm gần 71 nghìn cổ phiếu tương ứng 0,006% vốn điều lệ.

Cổ đông cá nhân sở hữu đến hơn 50% vốn điều lệ của ngân hàng. Trong đó, được biết gia đình của Chủ tịch HĐQT ông Hồ Hùng Anh đã nắm tới hơn 198 triệu cổ phiếu, tương đương với 17% vốn điều lệ. Tuy nhiên, lượng lớn cổ phiếu lại không nằm trong tay ông Hùng Anh (13 triệu cổ phiếu TCB) mà chủ yếu do người nhà nắm giữ.

Bên cạnh đó, gia đình Phó Chủ tịch HĐQT ông Nguyễn Cảnh Sơn cũng đang nắm hơn 38 triệu cổ phiếu tại ngân hàng, tương đương với 3,3% vốn điều lệ.

Cổ đông nước ngoài hiện đang sở hữu 22,5% vốn tại ngân hàng, tương đương 262 triệu cổ phần. Trong đó sở hữu thuộc về 170 cổ đông tổ chức (22,08%), 4 cổ đông cá nhân (0,42%).

Tính đến thời điểm hiện tại, Techcombank có 3 công ty con sở hữu 100% vốn là Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương (TechcomSecurities), Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank AMC), và Công ty TNHH Quản lý Quỹ Kỹ Thương (TechcomCapital).

Techcombank đang ở đâu trong “làng” ngân hàng

techcombank len san co gi nong

Theo đại diện Techcombank, so với các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, Techcombank có nhiều thế mạnh góp phần khẳng đinh vị thế trên thị trường trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và các dịch vụ có liên quan.

Về hệ thống phân phối, Techcombank cho biết đã thiết lập được một mạng lưới phân phối rộng lớn.

Tính đến ngày 31/3/2018, mạng lưới phân phối của nhà băng này lớn thứ ba trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam với 1 hội sở, 2 văn phòng đại diện và 315 điểm giao dịch trên cả nước, chỉ sau Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và Ngân hàng TMCP Á Châu.

Riêng về ATM, Techcombank khẳng định đang dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng TMCP về số lượng máy ATM với 1.117 chiếc.

Về quy mô, năm 2017 tổng tài sản của Techcombank đạt 269.392 tỷ đồng. So với các ngân hàng đang niêm yết/ đăng ký giao dịch thì ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản cao.

Tính đến thời điểm 31/3/2018, Techcombank có vốn chủ sở hữu đạt 37.615 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 273.153 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, về quy mô vốn chủ sở hữu thì tại thời điểm cuối năm 2017, Techcombank đứng thứ 7 trong số các ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết/đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, theo thông tin trong bản cáo bạch, năm 2017, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ngân hàng đạt 8.036 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2016. Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 27,7% cao nhất trong số các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam.

techcombank len san co gi nong Hơn 1,16 tỷ cổ phiếu Techcombank sẽ lên sàn ngày 4/6

Ngày 4/6 tới, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với giá tham chiếu trong phiên giao dịch ...

techcombank len san co gi nong Đại gia ngoại rót 8.400 tỷ đồng mua cổ phần Techcombank

Công ty quản lý quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới Warburg Pincus cho biết đã đồng ý đầu tư hơn 370 triệu ...

techcombank len san co gi nong Nguyên lãnh đạo Techcombank TP.HCM bị truy tố vì gây thiệt hại gần 30 tỉ đồng

Cáo trạng xác định, ông Lâm với vai trò Giám đốc Techcombank TP.HCM chịu trách nhiệm điều hành chung hoạt động kinh doanh, đã ký ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.