Tham khảo bản mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân

Hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở được thành lập dựa trên thỏa thuận và yêu cầu của các bên liên quan thông qua văn bản hợp pháp. Tham khảo bản mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân trong bài viết sau.

Bản mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân

Hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở là hợp đồng được xác lập khi bên ủy quyền sẽ chuyển nhà ở cho bên được ủy quyền chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng. Bên được ủy quyền thực hiện việc quản lý và sử dụng nhà ở sao cho không vi phạm những trách nhiệm đã được đặt ra ở trong hợp đồng và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Bên ủy quyền phải chi trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu có thỏa thuận.

Một số nội dung chính trong bản mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân:

- Thông tin cá nhân của các bên liên quan

- Phạm vi ủy quyền

- Thời hạn ủy quyền

- Nghĩa vụ, quyền của các bên 

- Các thỏa thuận khác

- Cam kết của các bên

- Điều khoản cuối cùng

- Chữ ký hợp lệ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền

Tải mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân tại đây:

Tham khảo bản mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân - Ảnh 2.

Ảnh: Luật Dương Gia

Quy định về việc ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá  nhân

Hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở là một dạng của hợp đồng dân sự và là văn bản pháp lý ghi nhận việc bên ủy quyền giao cho bên nhận ủy quyền. Sau đây là một số những quy định chung về việc ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở bạn cần biết:

Nội dung, phạm vi ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở

Nội dung và phạm vi ủy quyền được quy định rõ ràng tại Điều 155 Luật Nhà ở 2014, cụ thể như sau: 

- Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn

- Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và phải ghi rõ trong hợp đồng ủy quyền. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực một năm kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền

- Chi phí quản lý do bên ủy quyền quản lý nhà ở trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Tham khảo bản mẫu hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở cá nhân - Ảnh 3.

Ảnh: Thư Ký Luật

Điều kiện ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu chung

Theo Điều 156 trong Luật Nhà ở 2014, việc ủy quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung cần phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý. 

Trong trường hợp, chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì có quyền ủy quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. 

Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho các chủ sở hữu khác biết về việc ủy quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được ủy quyền quản lý nhà ở đồng thời cũng là chủ sở hữu chung của nhà ở đó. 

Chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý sử dụng nhà ở

Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở chấm dứt với các trường hợp được quy định tại Điều 157 Luật Nhà ở 2014 như sau:

- Hợp đồng ủy quyền hết hạn

- Nội dung ủy quyền đã được thực hiện

- Nhà ở được ủy quyền quản lý không còn

- Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở dựa theo quy định tại ĐIều 158 Luật Nhà ở 2014

- Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền quản lý nhà ở chết

- Bên được ủy quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa Án

- Theo thỏa thuận của các bên có liên quan

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.