Đường hầm Corsham ở thị trấn Corsham, phía tây hạt Wiltshire, vốn là một mỏ đá ngầm. Trong Thế chiến II, nơi đây đóng một vai trò khác. Nó được Cơ quan Sản xuất Máy bay của Anh mua lại vào năm 1940 và chuyển đổi thành một nhà máy sản xuất động cơ máy bay. Những hình graffiti trên tường do công nhân nhà máy vẽ lên. |
Năm 1943, nghệ sĩ Olga Lehmann được mời sơn các bức tường trong các căng-tin của nhà máy. Anh lên kế hoạch dự phòng trước một cuộc chiến tranh thế giới mới bắt đầu vào đầu những năm 1950 khi căng thẳng giữa phương Tây và Liên Xô leo thang ăng lên. Chính phủ Anh khi ấy đối mặt với lo ngại về một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể gây ra thiệt hại lớn hơn nhiều so với vụ Blitz (cuộc oanh kích Anh do phát xít Đức thực hiện trong Thế chiến II). |
Hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II, Công chúa Margaret, và các diễn viên cùng người nổi tiếng trong thời chiến tranh xuất hiện trên tường. Năm 1955, sau nhiều năm thảo luận và tổ chức các cuộc họp ủy ban, Thủ tướng Anh Anthony Eden chính thức phê chuẩn việc xây dựng Trụ sở Chiến tranh của chính phủ trung ương tại thị trấn Corsham. Đường hầm Corsham rộng lớn trở thành một thành phố bí mật dưới lòng đất đề bảo vệ chính phủ khỏi một cuộc tấn công hạt nhân. |
Có lẽ phần nổi bật nhất đường hầm là tổng đài điện thoại của những năm 1950. Đây là một trong những tổng đài lớn nhất trên thế giới. Nó được chính phủ Anh bảo quản rất tốt nhiều thập kỷ sau khi xây dựng. |
Hình ảnh là phòng thu phát sóng của BBC còn duy trì hoạt động cho đến năm 1991. Đây là nơi thủ tướng phát thông báo về tình hình tới người dân qua trung tâm khẩn cấp đặt trên mặt đất. |
Boongke khổng lồ được xây dựng với hệ thống lộ trình theo kiểu Mỹ. Trong ảnh, đường North West Ring Road nằm gần tiệm bánh và căng-tin. |
Đường hầm có hai căng-tin. Ảnh trên là bảng thực đơn bên ngoài một căng-tin. Boongke sâu 30 m dưới lòng đất có tất cả mọi thứ mà 4.000 nhân viên chính phủ Anh có thể dùng để sống sót trong 90 ngày khi một cuộc chiến tranh hạt nhân hoặc xung đột với Liên Xô xảy ra. |
Nhà bếp và nơi ăn uống trong thành phố ngầm bí mật này gồm 225 bàn ăn, 2.320 bàn ăn tối, 2.320 chén trà, 1.152 chiếc ly và 11 xe đẩy trà. Trong ảnh, một máy cà phê chưa qua sử dụng. |
Ở bên trái bức ảnh là một chiếc thang cuốn bịt kín được thiết kế để đưa hành khách ra khỏi boongke. |
Những người sống trong thành phố ngầm khổng lồ này di chuyển bằng xe điện. |
Một chiếc điện thoại và các thiết bị văn phòng khác tại đây hoàn toàn chưa được sử dụng, vẫn còn bọc trong túi nhựa. |
Một máy ghi âm. |
Nơi đây từng là một văn phòng. Các dây treo trên trần cho thấy máy in sẽ được đặt ở đây để truyền tin điện báo ra bên ngoài. |
Phòng tắm này là một phần căn phòng kỳ lạ bị nghi được xây dựng làm nơi sinh hoạt của thành viên gia đình hoàng gia. Khu vực này chỉ có một lối vào, trần nhà cao và không giống các khu vực khác của đường hầm. |
Thang máy đưa người di chuyển từ mặt đất xuống. |
Chiếc van bướm khổng lồ trong ảnh thuộc hệ thống thông gió được thiết kế để ngắt lưu thông không khí bên ngoài trong trường hợp có một cuộc tấn công bằng khí độc hoặc phóng xạ hạt nhân. |
Đường hầm Corsham hoạt động cho tới năm 1991 khi chính phủ Anh không phê duyệt phương án nâng cấp với chi phí hơn 51triệu USD. Nó bị ngừng hoạt động vào năm 2004. Dự kiến nơi này sẽ trở thành một hầm rượu lớn hoặc trung tâm lưu trữ dữ liệu. |
Người bảo vệ cuối cùng của 'thành phố ma' | |
Bên trong 'thành phố ma' của Triều Tiên |