Thanh tra việc bổ nhiệm người nhà, cấp phó nhiều địa phương

Trong thời gian sắp tới, Bộ Nội vụ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ trên phạm vi 63 tỉnh, thành và các đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh hoặc đơn vị sự nghiệp.
thanh tra viec bo nhiem nguoi nha cap pho nhieu dia phuong Bổ nhiệm người nhà: Thủ tướng yêu cầu kỷ luật người vi phạm
thanh tra viec bo nhiem nguoi nha cap pho nhieu dia phuong Lãnh đạo gợi ý quan tâm người nhà, quy trình bổ nhiệm chạy theo
thanh tra viec bo nhiem nguoi nha cap pho nhieu dia phuong
Cuối năm 2016 và đầu năm 2017, Bộ Nội vụ đã thanh tra việc bổ nhiệm người nhà, cấp phó ở nhiều địa phương. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ

Thanh tra việc bổ nhiệm người nhà, cấp phó

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, trong 2 tháng cuối năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, Bộ này đã tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác tuyển dụng, bổ nhiệm công chức tại các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, Bộ Nội vụ đã tiến hành thanh tra theo kế hoạch tại các tỉnh gồm Cao Bằng, Hải Dương, Lai Châu, Tiền Giang và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thuộc Bộ Tài chính; tiến hành thanh tra đột xuất việc bổ nhiệm đề bạt cán bộ tại Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ.

Kiểm tra việc tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà tại 9 đơn vị: Tỉnh Hà Giang; xã Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An; huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk; tỉnh Bình Định; huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ; Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; tỉnh Yên Bái; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.

Hiện tại, Bộ đang tiến hành 2 cuộc thanh tra thanh tra theo kế hoạch tại tỉnh Sóc Trăng và Bến Tre; kiểm tra việc bổ nhiệm số lượng cấp phó giám đốc sở tại Sở Tài Nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2017 và các năm tới, Bộ Nội vụ phối hợp với Thanh tra Chính phủ tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tối thiểu 30% đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh hoặc đơn vị sự nghiệp.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ chủ động tiếp nhận, xem xét các thông tin liên quan được các phương tiện thông tin đại chúng và công dân phản ánh, kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có) theo thẩm quyền.

Xây dựng dự thảo Nghị quyết quy định xử lý kỷ cán bộ, công chức về hưu

Cuối năm 2016, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 224/TTr-BNV trình Ban Cán sự đảng Chính phủ về việc xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu (nhất là việc xử lý kỷ luật về hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng).

Ngoài ra, Bộ cũng đã kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết quy định về việc xử lý kỷ luật hành chính đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức.

Về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết nêu trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Chính phủ và Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Nghị quyết.

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết đang được gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.