Thêm tỉnh Bến Tre công bố dịch tả heo châu Phi, cả nước còn lại Tây Ninh và Ninh Thuận vất vả phòng dịch

Tỉnh cuối cùng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long "thất thủ" trước dịch tả heo châu Phi là Bến Tre. Cả nước chỉ còn tỉnh Tây Ninh và Ninh Thuận đang chật vật phòng dịch.

Dịch tả châu Phi tấn công Bến Tre

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, hôm nay (2/7), địa phương đã tiêu hủy ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên được phát hiện trên địa bàn. Ổ dịch nằm tại xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm.

Trước đó, đàn heo của hộ chăn nuôi này có 2 con bị chết với triệu chứng của dịch tả châu Phi nên báo với cơ quan thú y. Sau đó, mẫu xét nghiệm được gửi đến Cục Thú y vùng VI xét nghiệm, kết quả dương tính với dịch tả.

1562050349-2

Dịch tả heo châu Phi đã tấn công tỉnh Bến Tre. (Ảnh: Báo Đồng Khởi).

Đàn heo của hộ chăn nuôi có tất cả 54 con, gồm 7 heo nái và 47 heo thịt. Hiện tỉnh Bến Tre đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số heo. Đồng thời, thực hiện khẩn các biện pháp phòng, chống và hạn chế dịch lây lan.

Ngoài việc tiêu độc, khử trùng chuồng trại, Bến Tre đã lập 5 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật trên cạn tại vùng xảy ra dịch và tiến hành tiêu độc, khử trùng tại vùng dịch cùng các xã lân cận nhằm tránh lây lan.

Bến Tre là tỉnh cuối cùng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long xảy ra dịch tả heo châu Phi. Trước đó, 12 tỉnh, thành khác của khu vực này đã liên tiếp bùng phát dịch.

Như vậy, cả nước đã có 61/63 tỉnh, thành xảy ra dịch. Hiện chỉ còn Ninh Thuận và Tây Ninh đưa phát hiện dịch.

Thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết hiện cả nước đã có gần 3 triệu con heo bị nhiễm dịch tả phải tiêu hủy, dịch bệnh tiếp tục có diễn biến phức tạp, nguy cơ lan rộng và lan nhanh sang số ít các tỉnh còn lại.

Có tín hiệu đáng mừng trong chế tạo vaccine

Sáng nay, GS. Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã tiết lộ những tín hiệu đáng mừng về việc điều chế vaccine phòng chống dịch tả heo châu Phi.

Theo bà Lan, các nhà khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vaccine phòng dịch tả châu Phi, hiện đang nghiên cứu để nhân lên số lượng lớn.

Cách đây 4 tháng, học viện đã bắt đầu nghiên cứu 4 loại vaccine phòng dịch tả gồm: vaccine vô hoạt, vaccine nhược độc truyền thống, vaccine nhược độc tự nhiên và vaccine dùng công nghệ xóa gen.

Với vaccine vô hoạt, nhóm nghiên cứu đã phân lập, lựa chọn được một số chủng virus, lựa chọn môi trường sản xuất vaccine và xác định được chủng virus cường độc để đánh giá chất lượng vaccine. 

Nhóm nghiên cứu đã tiêm thử nghiệm trên đàn heo gồm 14 con từ ngày 18/4 và tiêm lặp lại mũi 2 vào ngày 12/5. Sau 8 tuần, 13 heo nái sức khỏe vẫn bình thường, ăn uống tốt và đẻ con, có một con bị chết do dịch tả sau khi tiêm mũi 1. 

Đặc biệt, các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm tiêm cho lợn khỏe và nhốt chung với đàn bị bệnh, kết quả cho thấy con được tiêm phòng không bị lây nhiễm.

Từ kết quả thí nghiệm, GS. Nguyễn Thị Lan khẳng định vaccine an toàn và bảo hộ cao đối với heo được tiêm. 

Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và thử nghiệm ngắn, nhiều thí nghiệm đã được rút ngắn nên bà Lan cho rằng các loại vaccine vẫn cần được nghiên cứu tiếp trên diện rộng và cần lặp lại, bổ sung nhiều thí nghiệm để tối ưu hóa công thức và chất lượng vaccine. 

Theo bà Lan, cần triển khai các nghiên cứu tiếp theo để tạo các vaccine khác tốt hơn.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.