Thị trường bán lẻ điện máy: Kẻ ngậm ngùi giải thể, người chế ngự ngôi vương

Thị trường điện máy đang chứng kiến sự đào thải nghiệt ngã với việc ra đi của nhiều ông lớn. Tuy nhiên, giữa bối cảnh ấy vẫn có doanh nghiệp vươn lên mạnh mẽ và thống trị ngôi vương.
Thị trường bán lẻ điện máy: Kẻ ngậm ngùi giải thể, người chế ngự ngôi vương - Ảnh 1.

Ngày 20/12 vừa qua, Điện Máy Xanh chính thức khai trương cửa hàng thứ 1.000 tại Quảng Ninh.

Những tên tuổi lớn lần lượt ngã ngựa

Trong 5 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam đã chứng kiến hàng loạt tên tuổi lớn biến mất khỏi thị trường. Cụ thể, thị trường đã chứng kiến cảnh ngã ngựa của Trần Anh, Viễn Thông A, Topcare, Việt Long… và mới đây nhất hệ thống siêu thị điện máy VinPro tuyên bố giải thể vào tháng 12/2019.

Ngoài ra, một số đơn vị khác như Pico, HC, MediaMart… cũng đang bám trụ thị trường nhưng với quy mô nhỏ, chật vật trong cuộc đua thị phần.

Hiện nay, thị phần bán lẻ điện máy chủ yếu tập trung ở ba ông lớn là Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim và Điện máy Chợ lớn. Trong đó, theo hãng nghiên cứu thị trường GFK, hệ thống Điện Máy Xanh của Thế Giới Di Động đứng đầu với hơn 40% thị phần.

Thị trường bán lẻ điện máy: Kẻ ngậm ngùi giải thể, người chế ngự ngôi vương - Ảnh 2.

Biểu đồ số lượng cửa hàng điện máy tính đến tháng 12/2019.

Điện Máy Xanh thống lĩnh thị trường

Điện Máy Xanh là một tay ngang bước vào thị trường từ năm 2010, với quy mô rất khiêm tốn. 

Trong giai đoạn 5 năm đầu (2010 - 2015), hệ thống này mới chỉ có 30 cửa hàng. Nhưng kể từ 4 năm về sau (2015 - 2019), Điện Máy Xanh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ, với hành trình phát triển thần tốc, chạm mốc 1.000 shop vào tháng 12/2019, tăng 33 lần so với giai đoạn trước.

Thị trường bán lẻ điện máy: Kẻ ngậm ngùi giải thể, người chế ngự ngôi vương - Ảnh 3.

Điện Mày Xanh có bước phát triển thần tốc, chạm mốc 1.000 cửa hàng sau 8 năm ra mắt thị trường.

Ngay trong ngày đầu tiên khai trương, siêu thị thứ 1.000 của Điện Máy Xanh tại khu Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã thu về con số doanh thu 3,8 tỉ đồng. Điều này cho thấy khả năng lựa chọn địa điểm và khai thác thị trường tuyệt vời của Điện Máy Xanh.

Năm 2019, Điện Máy Xanh đạt doanh thu 2,5 tỉ USD, tăng trưởng 12,6 lần so với năm 2015, và chiếm hơn 40% thị phần, tăng trưởng đột phá so với con số 8% của năm 2015.

Lí giải về sự tăng trưởng thần tốc của Điện Máy Xanh, ông Đoàn Văn Hiểu Em - Tổng Giám đốc Thế Giới Di Động, cho biết Điện Máy Xanh tham gia thị trường trễ hơn, nhưng bắt được thời cơ và tăng tốc. Bí quyết thành công của Điện Máy Xanh là luôn coi khách hàng là trọng tâm, nên luôn mang đến cho khách hàng sự hài lòng bằng cung cách phục vụ tốt nhất, sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phong phú.

"Thời gian tới, Điện Máy Xanh sẽ tiếp tục mở rộng shop và bổ sung các mặt hàng. Dự kiến, đến tháng 6/2020, sẽ có 1.200 shop và đến cuối năm 2020, đầu năm 2021 có thể đạt 50% thị phần", ông Hiểu Em chia sẻ.

Không dừng lại ở thị trường Việt Nam, Điện Máy Xanh còn vươn ra thị trường khu vực với việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Thủ đô Phnompenh (Campuchia) vào cuối năm nay, và tiếp đến là hướng tới thị trường Philippines, Indonesia.

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.