Nhờ công nghệ AI (Artificial intelligence) phát triển, các dịch vụ giải mã gen hiện được xem là thịnh hành trên thế giới.
Tại các nước phát triển, việc "phòng bệnh hơn chữa bệnh" luôn cần thiết. Nhiều người trẻ ngày nay đã sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để xét nghiệm, tầm soát, sàng lọc các bệnh ung thư di truyền, nhằm phát hiện sớm nguy cơ di truyền (nếu có) thay vì đợi đến khi phát bệnh hoặc đợi kết quả các xét nghiệm lâm sàng.
Thống kê từ Bloomberg, trên các nền tảng mua sắm trực tuyến lớn, dịch vụ xét nghiệm gen được khá nhiều đơn vị cung cấp. Tuy vậy, các xét nghiệm gen vẫn còn khá hạn chế và chưa được nhiều người biết đến ở các nước đang phát triển bởi những rào cản về chi phí, lợi ích và độ chính xác của xét nghiệm.
Tại Việt Nam, lợi bất cập hại khi người dùng thi nhau giải mã gen như một trào lưu mà chưa tìm hiểu kỹ các tiêu chuẩn xét nghiệm trước khi thực hiện.
Theo các nghiên cứu của Genetica, không phải các xét nghiệm gen là đều cho kết quả chính xác giống nhau. Độ chính xác của kết quả xét nghiệm phụ thuộc rất lớn vào tiêu chuẩn phòng thí nghiệm.
Tại các nước phát triển trên thế giới, họ chỉ chấp nhận kết quả xét nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế như bao gồm CLIA (Hoa Kỳ), chứng nhận CAP, quy định cGMP... Một số trường hợp khách hàng đã có báo cáo xét nghiệm trong nước được yêu cầu chỉ định xét nghiệm lại khi đưa sang Mỹ hoặc các nước khác, vì hầu hết chưa đạt các tiêu chuẩn quốc tế trên.
Kết quả xét nghiệm chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn quốc tế là bởi một phần các kết quả xét nghiệm gen được đưa ra chưa có sự chuẩn hóa và số hoá các thông tin dữ liệu, dẫn đến việc kết quả khó được chấp nhận ở các phòng thí nghiệm khác bên ngoài Việt nam.
Đồng thời, quá trình này mang đến nhiều thách thức cho việc số hóa khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y Tế (Telehealth) và chuyển đổi số hệ thống y tế (Medtech).
Điều quan trọng nhất chính là việc sở hữu một công nghệ lõi trong việc giải mã gen dành riêng cho người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng, đi kèm với số lượng gen được xét nghiệm là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm.
Ngoài ra, độ nhạy của công nghệ, sàng lọc các nghiên cứu, thông tin khoa học trên thế giới với các tiêu chí chọn lựa khác nhau (giới tính, độ tuổi, bệnh nền, biểu hiện triệu chứng, dân tộc… hay thậm chí cả cỡ mẫu của các nghiên cứu).
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn bảo mật cũng khá quan trọng, cùng với quyền riêng tư..., tất cả đều ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành dịch vụ và tạo nên sự khác biệt giữa các xét nghiệm gen.
Dù ngành khoa học giải mã gen là một giải pháp thiết yếu giúp con người hiểu hơn về bản thân từ đó có thể cá nhân hóa dinh dưỡng, tiềm năng, thể chất, sức khỏe một cách chính xác nhất. Tuy nhiên, không nên giải mã gen chỉ vì theo trào lưu và chưa biết nhu cầu của bản thân là gì. Đó cũng là vấn đề cần nhận thức đúng đắn để giải pháp giải mã gen mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội.