Thị trường mặt bằng Nha Trang kỳ 2: Ông lớn nắm bắt cơ hội 'chuyển nhà'

Khi các mặt bằng có diện tích lớn được các doanh nghiệp chuyên phục vụ khách du lịch "nhả ra" và giá thuê chạm đáy cũng là lúc các doanh nghiệp có chuỗi cửa hàng nhanh chóng thâu tóm và các ngân hàng mở thêm chi nhánh.

Loạt chuỗi cửa hàng xuất hiện thế chỗ

Hơn năm qua, tất cả các nhà hàng, cửa hàng, spa.... phục vụ khách du lịch quốc tế, đặc biệt là nhóm Trung Quốc tại TP Nha Trang đã đóng cửa và trả mặt bằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Các môi giới chuyên cho thuê mặt bằng cho biết, sau khi dịch Covid-19 tái bùng phát, các nhà hàng, quán ăn và cửa hàng phục vụ khách du lịch nhanh chóng đóng cửa và trả mặt bằng, nhất là các điểm chuyên phục vụ khách Trung Quốc.

Phạm Phương Thơm, một môi giới chuyên nghiệp trong lĩnh vực này cho biết, hiện cô có hơn 30 mặt bằng gửi cho thuê nhưng mỗi tháng chỉ có khoảng 2 - 3 hợp đồng chủ yếu đến từ các quán ăn, quán cà phê do người bản địa mở và suốt thời gian qua có rất ít giao dịch đến từ các địa phương khác đặc biệt là nhóm chuyên phục vụ khách quốc tế và du lịch.

Tuy nhiên, thị trường thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm TP cũng ngấm ngầm diễn ra với sự hiện diện của các doanh nghiệp kinh doanh theo chuỗi lớn và một số ngân hàng xuất hiện tại các vị trí đẹp mà trước đó thuộc về các thương hiệu khác.

Thị trường mặt bằng Nha Trang kỳ 2:  Doanh nghiệp lớn, chuỗi cửa hàng âm thâm thâu tóm mặt bằng khủng - Ảnh 1.

Cuối tháng 4, chuỗi cà phê Starbucks đã xuất hiện cùng lúc hai cửa hàng trên đường Trần Phú - TP Nha Trang. (Ảnh: Khải An).

Cuối tháng 4, trong khi loạt quán cà phê lớn tại Nha Trang vẫn đóng cửa, trung tâm TP Nha Trang đã xuất hiện cùng lúc hai cửa hàng cà phê Starbucks tại hai khu thương mại lớn nằm trên trục đường Trần Phú.

Trước đó, hồi cuối tháng 12/2020, The Coffee House cũng đã khai trương cửa hàng thứ ba tại GO! Nha Trang.

Hay như chuỗi thời trang FM Style sau khi khai trương của hàng đầu tiên tại đường Quang Trung hồi 11/2020, doanh nghiệp này tiếp tục khai trương thêm của hàng khác tại đường Thống Nhất vào tháng 4/2021.

Hãng thời trang Ivy Moda và trang sức PNJ cũng xuất hiện thêm một của hàng mới tại cung đường thời trang Lý Thánh Tôn – Nha Trang vào giai đoạn quý 3/2020.

Thị trường mặt bằng Nha Trang kỳ 2:  Doanh nghiệp lớn, chuỗi cửa hàng âm thâm thâu tóm mặt bằng khủng - Ảnh 2.

Bách Hóa Xanh sở hữu quỹ đất khủng trên đường Nguyễn Trãi hồi tháng 1/2021. (Ảnh: Khải An).

Đáng chú ý nhất là chuỗi của hàng Bách Hóa Xanh đã liên tục mở rộng phạm vi hoạt động và xuất hiện tại nhiều vị trí đẹp trước đây là các quán cà phê, nhà hàng…

Cụ thể, từ tháng 1 đến 4/2021, Bách Hóa Xanh khai trương hai của hàng khủng với diện tích hàng trăm m2 tại đường Hồng Bàng (hai mặt tiền) và đường Nguyễn Trãi.

Hai của hàng này không nằm cạnh các khu chợ truyền thống như cách Bách Hóa Xanh vẫn mở cửa hàng mà xuất hiện trên cung đường thuộc loại đắt đỏ, giữa các khu dân cư của TP Nha Trang.

Cuộc chuyển nhà của các ông lớn

Bên cạnh việc các chuỗi cửa hàng nhanh chân thâu tóm các mặt bằng khủng giá thấp trong mùa dịch, TP Nha Trang còn chứng kiến nhiều chi nhánh ngân hàng xuất hiện trên các tuyến đường lớn hoặc đổi từ vị trí trụ sở chính từ vị nhỏ sang các khu vực đắc địa.

Cụ thể, hồi tháng 6/2021, TP Bank Nha Trang chính thức chuyển địa điểm từ 9F Lê Thánh Tôn, phường Lộc Thọ, chuyển sang địa điểm mới tại 79 Yersin, phường Phương Sài, TP Nha Trang.

Thị trường mặt bằng Nha Trang kỳ 2:  Doanh nghiệp lớn, chuỗi cửa hàng âm thâm thâu tóm mặt bằng khủng - Ảnh 3.

TP Bank đổi nhà và gia nhập phố ngân hàng tại TP Nha Trang. (Ảnh: Khải An).

"Nhà mới" TPBank Nha Trang thuộc phố ngân hàng khi chỉ cách Ngân hàng nhà nước chi nhánh Khánh Hòa và các ngân hàng khác chỉ vài chục bước chân. "Nhà mới" của TPBank Nha Trang trước đây là quán cà phê rộng khoảng 300 m2 cao 3 tầng.

Cuộc "chuyển nhà" còn diễn ra ở các nhãn hàng, cửa hiệu thời khi không trụ nổi giá thuê đắt đỏ mùa dịch đã chuyển qua các tuyến đường lân cận hoặc các mặt bằng đang giảm giá sâu nhưng có diện tiện tương đồng.

Bởi theo các môi giới, thời du lịch Nha Trang – Khánh Hòa phát triển mạnh, vị trí mặt tiền trung tâm thường về tay các nhà hàng, quán cà phê, công ty du lịch phục vụ khách quốc tế, đặc biệt là nhóm khách Trung Quốc.

Do đó, nhóm ngân hàng, thời trang và của hàng điện máy… khó cạnh tranh vì giá thuê không tưởng.

Đến nay, do vắng du khách, mất nguồn thu nên buộc nhóm phụ thuộc vào khách du lịch trả mặt bằng… cùng với đó là các chủ đất đã giảm giá mạnh sau thời gian dài không người thuê nên đây cơ hội đổi nhà, mở rộng địa bàn của các ngân hàng, chuỗi siêu thị, chuỗi của hàng…

Thị trường mặt bằng Nha Trang kỳ 2:  Doanh nghiệp lớn, chuỗi cửa hàng âm thâm thâu tóm mặt bằng khủng - Ảnh 4.

Của hàng thời trang NEM đã bỏ mặt bằng ở phố thời trang Lý Thánh Tôn để chuyển đường Quang Trung nơi quy tụ nhiều cửa hàng thời khác. (Ảnh: Khải An).

Võ Hoàng Lâm cho biết, mới đây anh đã tìm giúp ba nhãn hiệu thời trang lớn thuê mặt bằng tại khu vực đường Quang Trung và Thống Nhất, trong đó có nhãn hàng mở cùng lúc hai cửa hàng trên 200 m2.

"Ngoài các nhãn hàng thời trang, cửa hàng tiện lợi còn có các doanh nghiệp có chuỗi hoạt động cũng đang ráo riết săn mặt bằng diện tích lớn, giá mềm tại Nha Trang.

Bên cạnh việc mặt bằng "dư thừa" do hàng loạt doanh nghiệp dừng kinh doanh, các chủ đất cũng bắt đầu đuối tiền vì trong một thời gian dài không có người thuê nên họ giảm giá rất nhiều. Tuy nhiên, cái khó vẫn nằm ở hợp đồng cho thuê", Lâm cho biết.

Theo các môi giới, nhiều chủ nhà đã đạt được thỏa thuận của các doanh nghiệp nhưng khi tiến hành làm hợp đồng đã buông xuôi vì quá nhiều ràng buộc, nhất là nhóm đi thuê là các ngân hàng.

Cũng theo các môi giới, hiện nhóm y tế đang trong quá trình thâu tóm các quỹ đất lớn tại trung tâm TP Nha Trang để mở các phòng khám đa khoa, dịch vụ tiêm chủng vắc-xin, thẩm mỹ...

Một số phòng khám đã xuất hiện trên đường Lê Thành Phương, đường số 4, Trần Khánh Dư… và cuộc thâu tóm những quỹ đất lớn trước đây là nhà hàng, quán ăn và cà phê vẫn âm thầm diễn ra giữa đại dịch Covid-19 tại TP Nha Trang.


chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.