Hiện tại, ba dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2025 gồm Vân Phong - Nha Trang, Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng trước khi thông xe.
Một đoạn cao tốc Vân Phong - Nha Trang đã hoàn thiện. (Ảnh: Báo Chính phủ).
Trong đó, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi dài hơn 35 km, đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng dài hơn 54 km và đoạn Vân Phong - Nha Trang có tổng chiều dài hơn 83 km. cả ba đoạn cao tốc này có tổng mức đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng.
Tuyến đường từ đường Hoàng Sa đến đường sắt Hà Nội - Lào Cai có chiều dài 3,7 km, mặt cắt ngang 50 m. Dự án có kế hoạch khởi công trong quý II năm nay và đưa vào sử dụng từ quý II/2027.
Hướng tuyến khu vực dự án đi qua nhìn trên bản đồ. (Đồ họa: Hoàng Huy).
Dự án sẽ chiếm dụng khoảng 1,2 ha đất ở của các hộ dân dọc tuyến. Có khoảng 138 hộ bị thu hồi đất ở, trong đó có khoảng 75 hộ phải di dời tới nơi ở khác, 63 hộ bị thu hồi 1 phần đất ở và tái định cư tại chỗ trên phần đất ở còn lại. Tổng mức đầu tư toàn tuyến hơn 1.200 tỷ đồng.
Vừa qua, ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Bình đa công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của tuyến đường từ TP Thái Bình đi Cầu Nghìn theo hình thức đầu tư công.
Một đoạn đường từ TP thái Bình đi Cầu Nghìn đang thi công dang dở. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).
Tuyến có tổng chiều dài là 21,28 km. Về quy mô xây dựng, tuyến sẽ được xây dựng theo quy mô đường cấp II đồng bằng, vận tốc thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư của dự án này là gần 2.200 tỷ đồng. Dự kiến hoàn thành năm 2026.
Đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TP Đông Triều (đường ven sông) có tổng chiều dài hơn 40 km, thiết kế 2 làn đường song hành, mỗi chiều đường 3 làn xe, vị trí đất ở giữa rộng trên 40 m để dự phòng mở rộng, phát triển sau này.
Công trình có tổng vốn đầu tư gần 6.400 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Theo tiến độ được điều chỉnh, công trình sẽ hoàn thành trong năm 2025.
Metro Bến Thành - Tham Lương dài 11 km dự kiến khởi công vào tháng 12/2025, khởi đầu cho mục tiêu 10 năm tới toàn TP HCM có 355 km đường sắt đô thị.
Dự án này tổng mức đầu tư gần 47.900 tỷ đồng, dài hơn 11 km, trong đó 9,2 km đi ngầm, còn lại trên cao, đường dẫn depot. Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ hai ở TP HCM, sau metro Bến Thành - Suối Tiên mới khai thác từ tháng 12/2024.
Vừa qua, đại diện liên danh đề xuất dự án đầu tư mở rộng cao tốc TP HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là CTCP Tập đoàn Đèo Cả đã công bố Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư mở rộng cao tốc từ TP HCM đi Long An, Tiền Giang.
Một đoạn cao tốc TP HCM - Trung Lương hiện nay. (Ảnh tư liệu: Hải Quân).
Tổng chiều dài đoạn tuyến khoảng 96 km, đi qua địa bàn TP HCM khoảng 1,2 km, tỉnh Long An khoảng 28,5 km và tỉnh Tiền Giang khoảng 66,4 km. Tổng mức đầu tư của dự án là gần 40.000 tỷ đồng.
Về tiến độ thực hiện dự án, phê duyệt dự án đầu tư vào quý III/2025; phê duyệt thiết kế kỹ thuật và đền bù GPMB vào quý IV/2025; khởi công dự án vào quý I/2026 - quý IV/2028; thanh thải, hoàn thành Dự án đến hết quý IV/2028. Thời gian thi công dự án dự kiến 3 năm.
Chính phủ vừa qua đã bổ sung hai cao tốc Cà Mau - Đất Mũi và Quảng Ngãi - Kon Tum vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi dài 90 km, 4 làn xe; tuyến Quảng Ngãi - Kon Tum dài 136 km, 4 làn xe, đều được quy hoạch đầu tư xây dựng trước năm 2030.
Tỉnh Đắk Nông hiện đang triển khai nhiều giải pháp chuẩn bị để sớm khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành.
Dự án có tổng mức đầu tư 25.540 tỷ đồng và được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư từ tháng 6/2024. Tổng chiều dài 128,8 km đi qua 2 tỉnh Bình Phước và Đắk Nông.
Hướng tuyến cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. (Đồ họa: Hải Quân).
Tổng diện tích giải phóng mặt bằng hơn 1.110 ha; trong đó, đoạn qua địa bàn tỉnh Đắk Nông hơn 261 ha. Dự kiến, dự án sẽ cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành vào năm 2027.