Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp: Cấp đông thịt heo là cấp bách trước tình hình dịch tả heo châu Phi

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cho rằng trước tình hình nguồn cung hạn chế và giá heo tụt dốc do dịch tả, cần áp dụng biện pháp thu mua, giết mổ và cấp đông để đảm bảo quyền lợi người chăn nuôi, vừa giúp giảm ngân sách trong việc tiêu hủy, bảo vệ môi trường.

Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp khẩn về xây dựng cơ chế hỗ trợ thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo vào chiều qua, 30/5, nhằm ổn định thị trường trước tình hình dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp.

Tại sao phải thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo?

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Hoàng Anh Tuấn khẳng định hiện nay, việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo là một trong các giải pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm, đặc biệt là Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến tháng 5/2019, tổng đàn heo của cả nước đã giảm 5,5% so với cùng kì năm ngoái. Dịch tả heo châu Phi xuất hiện vào đầu tháng 2/2019 đã nhanh chóng lan rộng ra các tỉnh thành phía Bắc, và đang bùng phát tại các tỉnh phía Nam.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp: Cấp đông thịt heo là cấp bách trước tình hình dịch tả heo châu Phi - Ảnh 1.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cho biết việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo là một trong các giải pháp cần thiết để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường dịp cuối năm. (Ảnh: Báo Đồng Nai).

Tính đến ngày 24/5, tổng số heo bị bệnh và tiêu huỷ là trên 1,7 triệu con. Đáng chú ý, một số địa phương có số lượng heo bị bệnh phải tiêu huỷ cao hơn với mức chung của cả nước. Cụ thể, Hà Nội có 7,7% tổng đàn bị tiêu hủy, Hưng Yên hơn 20%. Cao nhất là Thái Bình, hơn 30% tổng đàn heo tỉnh này đã bị tiêu huỷ vì dịch tả heo châu Phi.

Ông Hoàng Anh Tuấn cho biết thêm bên cạnh việc tổng đàn heo có xu hướng giảm thì sau khi có thông tin dịch tả châu Phi, giá heo hơi đã đồng loạt tụt dốc trên cả nước. 

Từ cuối tháng 4 đến nay, giá heo hơi tiếp tục giảm, hiện các tỉnh thành phía Bắc, giá dao động phổ biến từ 28.000-33.0000 đồng/kg, miền Nam từ 32.000-38.000 đồng/kg. Giá thịt heo thành phẩm từ 70.000-90.000 đồng/kg, tùy chủng loại. Theo ông Tuấn, mức giá này giảm khoảng 5.000 đồng/kg so với tháng trước.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng thông tin dự báo trong 3 tháng tới, có thể sức ép về nguồn cung thịt heo không cao, do là thời kì thấp điểm. 

Tuy nhiên, nếu dịch tiếp tục diễn biến phức tạp, và nhiều địa phương như Thái Bình, Hưng Yên chưa được tái đàn, phải chờ đến khi có chỉ đạo mới, thì sẽ hết sức khó khăn về nguồn cung cho thị trường vào dịp cuối năm

Vì vậy, ông Hoàng Anh Tuấn khẳng định việc thu mua, giết mổ và cấp đông thịt heo lúc này là một biện pháp cấp thiết, để đảm bảo nguồn cung, đồng thời ổn thị trường cuối năm.

Cấp đông thịt heo là biện pháp cấp bách, làm càng sớm càng tốt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh việc thu mua, giết mổ và cấp đông là biện pháp cấp bách và hiệu quả nhất, để khi nguồn cung giảm đi sẽ cung cấp lại cho thị trường. Theo ông, việc này triển khai càng sớm càng tốt. 

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cũng cho rằng chủ trương này vừa đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, vừa giúp giảm ngân sách nhà nước trong việc tiêu hủy và bảo vệ môi trường.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp: Cấp đông thịt heo là cấp bách trước tình hình dịch tả heo châu Phi - Ảnh 2.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp cho rằng chủ trương cấp đông thịt heo lúc này vừa đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi, vừa giúp giảm ngân sách nhà nước trong việc tiêu hủy. (Ảnh: Phúc Huy).

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, Bộ Công thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp thúc đẩy chứng nhận các sản phẩm thịt an toàn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, để hỗ trợ việc tổ chức cấp đông.

Bộ Công Thương cũng sẽ đề nghị doanh nghiệp tích cực thu mua, giết mổ cấp đông đối với các sản phẩm thịt an toàn đã được ngành nông nghiệp chứng nhận. 

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cam kết sẽ tổng hợp các ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đề xuất sớm nhất đến các cấp có thẩm quyền, ban hành chính sách, khuyến khích doanh nghiệp thu mua thịt heo dự trữ cấp đông.

Ông Hải cũng nhấn mạnh thịt heo thu mua, giết mổ, cấp đông đều được kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Người dân không nên hoang mang mà quay lưng với thịt heo.

Song song đó, các doanh nghiệp chăn nuôi có kế hoạch tái đàn sau dịch để chuẩn bị nguồn hàng cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi, Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng quản lí thị trường tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, xử lí nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo trái phép, chưa được kiểm dịch. Bộ Nông nghiệp cũng tăng cường kiểm soát ngăn chặn dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêu hủy nhằm giảm khả năng lây lan, từng bước khống chế dịch.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hoạt động chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm thay thế đang đang tăng trưởng tốt nhưng cũng phải có kế hoạch trong việc đảm bảo nguồn cung.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.