Trên cơ bản, khi nhắc đến thủ tục ly hôn, chúng ta có thể phân loại như sau: thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Trong trường hợp ly hôn xuất phát từ ý nguyện của một bên vợ hoặc chồng thì được gọi là ly hôn đơn phương.
Tuy nhiên, nếu muốn ly hôn đơn phương, vợ hoặc chồng phải thỏa mãn các điều kiện của pháp luật được Tòa án chấp nhận đơn phương ly hôn. Vậy điều kiện là gì?
Ảnh minh họa. |
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình, vợ hoặc chồng muốn đơn phương ly hôn phải thỏa các quy định sau:
Có căn cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình.
Có căn cứ chứng minh vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ làm cho đời sống chung trở nên căng thẳng, quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng và mục đích hôn nhân không đạt được.
Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Vợ hoặc chồng.
Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích.
Cha mẹ hoặc người thân thích khác cũng có quyền nếu một bên vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần, không làm chủ được hành vi đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đơn xin ly hôn (theo mẫu)
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
CMND hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng
Giấy khai sinh của các con (nếu có)
Sổ hộ khẩu.
Để thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn, vợ hoặc chồng phải đến Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú hoặc làm việc của bị đơn (bị đơn ở đây là người còn lại bị yêu cầu ly hôn).
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 4 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan nào đó thì được gia hạn nhưng không quá 2 tháng.
Vậy tổng thời gian tối đa của vụ án đơn phương ly hôn là 6 tháng.
Theo quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản như sau:
Tài sản riêng: của bên nào sẽ thuộc về người đó.
Tài sản chung: pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quyền trực tiếp nuôi con và quyền cấp dưỡng cho con của cha mẹ khi ly hôn
Sau khi ly hôn, vợ và chồng vẫn phải chịu trách nhiệm chăm sóc, trông nom, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình.
Vợ hoặc chồng sẽ tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Nếu có tranh chấp, Tòa án sẽ là người giải quyết căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo nguyên tắc chung, nếu con dưới 36 tháng tuổi, sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Và nếu con trên 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai, nhưng đây không phải là căn cứ duy nhất để Tòa án ra quyết định.
Như vậy, thủ tục đơn phương ly hôn có một số khác biệt so với thủ tục thuận tình ly hôn khiến cho nhiều người cảm thấy khó khăn khi thực hiện.
Do đó, nắm vững những điều nêu trên sẽ giúp bạn có nền tảng kiến thức cơ bản và thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương trở nên dễ dàng hơn.
Quyền nuôi con sau khi ly hôn
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của ... |
Vàng và tiền cưới là tài sản chung hay riêng?
Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng, trang sức có giá trị khác cho cô dâu, chú rể là phong tục ở ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |