Thủ tướng gỡ vướng việc xây dựng 3 đô thị đại học tầm cỡ

Chiều 2/11, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ làm việc với lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Đà Nẵng.
thu tuong go vuong vie c xay dung 3 do thi dai hoc tam co Đề xuất Tiếng Anh được dạy chính khóa cho trẻ mầm non
thu tuong go vuong vie c xay dung 3 do thi dai hoc tam co Phòng GD&ĐT Cầu Giấy kiểm tra chất lượng ăn bán trú tại Trường TH Nam Trung Yên
thu tuong go vuong vie c xay dung 3 do thi dai hoc tam co Trường TH Nam Trung Yên lên tiếng về bữa ăn 'nghèo nàn': 'Hình ảnh này có thế là bát thứ 2, hoặc bát thứ 3'
thu tuong go vuong vie c xay dung 3 do thi dai hoc tam co Trường TH Nam Trung Yên bị 'tố' cho trẻ ăn bán trú 'nghèo nàn'

Trước đó, Thủ tướng đã đến thăm, làm việc với từng đại học (trong đó, Thủ tướng đã 2 lần làm việc với ĐH Quốc gia Hà Nội) để thị sát trực tiếp tình hình, lắng nghe ý kiến và đưa ra các định hướng phát triển của mỗi trường.

Tại cuộc họp hôm nay, ý kiến phát biểu của các đại học đều đề cập nhiều đến công tác xây dựng cơ sở hạ tầng theo các dự án đã được duyệt; với ĐH Đà Nẵng là làng đại học, với ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội là khu đô thị đại học. Trong đó, nổi lên là vấn đề thu xếp nguồn vốn cho công tác này và một số cơ chế, chính sách cho các trường, nhất là việc tự chủ đại học.

Ý kiến các địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam đều thể hiện ủng hộ các đại học phát triển, mà theo như ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, “hết sức tạo điều kiện để làm sao trường mở rộng không gian phát triển”, bởi đây cũng là một cực phát triển của địa phương.

thu tuong go vuong vie c xay dung 3 do thi dai hoc tam co
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nghe các trường báo cáo về việc xây dựng đô thị đại học. Ảnh: Báo Chính phủ.

Gợi mở cho các đại học, ý kiến các Phó Thủ tướng, bộ, ngành nhấn mạnh việc cần có cơ chế đặc thù, mở rộng tự chủ. Trong đó, ĐH Đà Nẵng, đại học mang tính chất vùng, có thể áp dụng cơ chế tương tự như 2 đại học quốc gia.

Các trường cần rà soát công tác quy hoạch, nhất là sử dụng đất, cần thiết phải điều chỉnh, cập nhật lại quy hoạch vốn đã có từ mấy chục năm trước. Với quan điểm đầu tư cho nhân lực là đầu tư cho phát triển, nguồn vốn Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư các công trình trọng yếu và tạo cơ chế chính sách để huy động các nguồn lực khác như PPP…

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh cả trung ương và địa phương, nhất là Bộ GD&ĐT, ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Đại học Đà Nẵng “dồn lực để tập trung phát triển 3 đại học này thành những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, trước hết là cho 3 vùng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”.

Ba đại học sẽ được tập trung xây dựng thành khu đô thị đại học có quy hoạch xứng tầm để có hạ tầng bảo đảm cho sự phát triển, “chứ trường gì mà mỗi anh một mảnh thì làm sao được”.

Đây phải là những đại học đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng của đại học Việt Nam trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.

Do đó, Thủ tướng lưu ý dù trực thuộc Chính phủ hay bộ thì nếu các đại học không tự vươn lên, không tự đổi mới bản thân mình, không có quyết tâm chính trị cao thì khó thành công.

Thủ tướng nêu rõ Nhà nước hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với 3 đại học, các địa phương hỗ trợ tái định cư cho người dân. Nhấn mạnh tinh thần là phải có mặt bằng sạch cho 3 đại học này, Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xem xét lại các phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, cùng với Bộ Tài chính, các địa phương đề xuất Thủ tướng quyết định đúng thẩm quyền. Bên cạnh đó, có những hình thức huy động nguồn lực khác để đầu tư vào đây.

Chia sẻ mong muốn xây dựng các đại học này thành đại học nổi tiếng, chất lượng của đất nước, Thủ tướng nói: “Những việc các đồng chí đề xuất hôm nay mà Thủ tướng đồng ý trên cơ sở có đề án phát triển tái cấu trúc của 3 đại học thành các đại học lớn của Việt Nam mang tầm quốc tế, trong đó nêu rõ về sứ mạng, tầm nhìn, xác định mục tiêu toàn diện về phát triển công tác đào tạo khoa học công nghệ, xếp hạng quốc tế”.

Đề án phát triển tái cấu trúc 3 đại học cần thực hiện theo quy hoạch chung về phát triển 3 đô thị đại học tại 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó 3 đại học là trung tâm.

Mục tiêu của 3 đại học là có mặt trong bảng xếp hạng đại học của thế giới. Các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo góp ý xây dựng đề án phát triển tái cơ cấu. Chính quyền địa phương hỗ trợ trong giải phóng mặt bằng để thực hiện đề án.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo hướng dẫn các đại học thúc đẩy công tác này thông qua các đề án, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường đại học, thúc đẩy xã hội hóa, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực cho công tác giáo dục đào tạo, kể cả cho phép 3 đại học này thực hiện hợp tác công - tư PPP nhưng phải có đề án riêng, được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

“Chúng ta có mặt bằng sạch, có hạ tầng tốt thì dứt khoát chúng ta xã hội hóa hay các hình thức khác sẽ thành công”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng giao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, xử lý các vướng mắc của 3 đại học nhằm tạo điều kiện cho 3 đại học tăng tốc, nhất là xây dựng được 3 khu đô thị đại học.

thu tuong go vuong vie c xay dung 3 do thi dai hoc tam co Đề xuất Tiếng Anh được dạy chính khóa cho trẻ mầm non

Đó là ý kiến của đại diện đến từ Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai tại Hội thảo “Đánh giá 3 năm triển khai cho trẻ ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.