Thủ tướng: 'Hàng không bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh'

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định thị trường hàng không trong nước bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh và yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đánh giá năng lực ngành, có biện pháp quản lí tốt hơn.

Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận tại cuộc họp Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2016/NĐ-CP quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Cụ thể, tại cuộc họp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng ngành hàng không Việt Nam đang khởi sắc, khi có một số hãng hàng không mới, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Theo Thủ tướng, điều này sẽ có lợi cho khách hàng khi thị trường hàng không có sự cạnh tranh.

64867251_334468144118653_5456306648744198144_n

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định chất lượng dịch vụ hàng không vẫn chưa đảm bảo, khi còn nhiều chuyến bay bị chậm và hủy chuyến. Đặc biệt, bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. (Ảnh: Lê Giang).

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng cho rằng song song với những lợi ích này thì thực tế đã nảy sinh một số bất cập có nguy cơ uy hiếp an ninh, an toàn hàng không.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhận định hiện chất lượng dịch vụ vẫn chưa đảm bảo khi còn nhiều chuyến bay bị chậm và hủy chuyến. Đặc biệt, bắt đầu có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Trước những bất cập này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo đánh giá năng lực ngành hàng không, có biện pháp quản lí để phát triển tốt nhưng phải phù hợp với quy hoạch, năng lực cơ sở hạ tầng và nhân lực đặc thù về phi công, kĩ sư, thợ máy…

Ngoài ra, các hãng hàng không sau khi thành lập phải hoạt động theo đúng kế hoạch được duyệt, phải có sân bay căn cứ, không để ùn tắc, quá tải tại một số cảng hàng không.

Hàng không đang "khát" phi công

Thực tế, thời gian qua, câu chuyện "khát" phi công là một vấn đề nóng của thị trường hàng không Việt Nam. 

Hàng không Việt Nam được đánh giá phát triển tích cực, khi liên tục giữ mức tăng trưởng 2 con số trong những năm gần đây. Tuy nhiên, hiện một số hãng chính thức bước chân vào cạnh tranh khiến thị trường ngày càng bị chia nhỏ. Trong tương lai, việc này có thể trầm trọng hơn khi một số doanh nghiệp cũng tuyên bố sẽ bước chân vào ngành hàng không.

photo-4-1560738420419324728995

Hàng không đang "khát" phi công. (Ảnh: Tuổi Trẻ).

Cách đây không lâu, Bamboo Airways đã "tố" Vietnam Airlines "chơi xấu", cạnh tranh không lành mạnh, khi gửi văn bản đóng dấu "mật" đến Bộ Giao thông Vận tải.

Theo Bamboo, Vietnam Airlines nói hãng này giành giật phi công và đề nghị không cấp phép bay đối với Boeing 787 của Bamboo Airways. Trong khi đó, trả lời truyền thông và nhà đầu tư, đại gia Trịnh Văn Quyết khẳng định hãng này đang thừa tiếp viên và cả phi công.

Vụ việc này và tình hình "khát" nhân lực hàng không cũng trở thành chủ đề nóng tại nghị trường Quốc hội. Nhiều đại biểu đã đề cập vấn đề này và lo ngại cho tính an toàn của thị trường hàng không. 

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể xác nhận thời gian qua có tình trạng giành giật phi công của các hãng, các hãng bay mới gia nhập thị trường, bỏ kinh phí để lôi kéo nhân lực các hãng bay khác.

Ông cho rằng việc này làm ảnh hưởng nghiêm trọng kế hoạch bay của nhiều hãng. Theo Bộ trưởng, đáng ra các hãng bay phải thu hút nhân lực nước ngoài hoặc tự đào tạo, thay vì "giành giật" với các hãng bay trong nước. 

Mới đây, Văn phòng Chính phủ cũng vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không. 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải ngay trong tháng 6 phải có báo cáo gửi Thủ tướng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.