Thủ tướng khen Bộ Công Thương mạnh tay cắt giảm 'giấy phép con'

Bộ Công Thương đã cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh trong thời gian rất ngắn, nhưng cần lắng nghe doanh nghiệp nhiều hơn vì số "ốm yếu" còn nhiều. 

Những nỗ lực cải cách của Bộ Công Thương vừa được Tổ trưởng Tổ công tác - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, người chuyển lời của Thủ tướng, khen ngợi tại buổi làm việc ngày 22/9.

Trước tiên là vấn đề tổ chức, sắp xếp bộ máy, theo ông Mai Tiến Dũng, Bộ Công Thương tiên phong trong vấn đề này theo hướng gọn nhẹ, tinh giảm, đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Bộ đã giảm được 5 đầu mối so với trước đây.

Ngoài ra, việc Bộ Công Thương, trực tiếp là Bộ trưởng, đã chỉ đạo xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả kéo dài, cũng được đánh giá cao. Cơ quan này đã thành lập tổ công tác để tham mưu, đưa ra giải pháp xử lý từng dự án.

Việc cơ quan này công bố cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh (con số được cho là lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương) chỉ một ngày trước buổi làm việc hôm nay cũng được xem "là điều đáng mừng". "Bộ có nhiều đổi mới sáng tạo, từ thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp…”, Tổ trưởng Tổ công tác đánh giá.

Tuy nhiên, Tổ trưởng Tổ công tác lưu ý ngành Công Thương những bất cập mà doanh nghiệp đang gặp phải còn nhiều. "Doanh nghiệp ốm đau vào viện còn rất lớn", ông nói.

thu tuong khen bo cong thuong manh tay cat giam giay phep con

Nêu 3 vấn đề lớn Thủ tướng khen Bộ Công Thương, song Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu bộ này cần tiếp tục đổi mới vì "doanh nghiệp ốm đau vào viện còn rất lớn". Ảnh: Nhật Bắc

Nêu ví dụ kiến nghị của Công ty cổ phần Dịch vụ viễn thông TNT, ông Dũng cho hay, doanh nghiệp gặp vướng khi xin giấy phép

nhập khẩu. Cụ thể, khi thông quan doanh nghiệp được yêu cầu phải có giấy phép, muốn có giấy phép phải có hợp quy, muốn hợp quy lại phải đưa thiết bị về đơn vị chuyên môn đo kiểm. Do đó doanh nghiệp phải xin giấy phép tạm nhập để đo kiểm từ Bộ Công Thương. Giấy này nhanh thì mất một tuần, đưa thiết bị về đo kiểm sớm nhất mất thêm 10 ngày, xin hợp quy cần 10 ngày nữa.

Trong khi đó, hải quan yêu cầu tối đa 30 ngày phải nộp giấy phép. Vì vậy doanh nghiệp phải "vắt chân lên cổ" chạy vạy may ra mới kịp vì chỉ sai hay thiếu một giấy tờ gì lại mất thêm vài ngày.

Kiến nghị của đơn vị này, Bộ Công Thương đã trả lời nhưng theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, chưa thuyết phục được doanh nghiệp.

"Nếu không tháo gỡ thì doanh nghiệp rất khó khăn. Năm 2016 có hơn 110.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, nhưng số ốm, đóng cửa rồi đau bụng, vào viện cũng rất lớn. Như vậy số doanh nghiệp mới không có ý nghĩa nhiều vì lập ra mà ốm đau nhiều thì tốn kém cho xã hội”, ông Dũng nói.

Bên cạnh đó, thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn còn rườm rà, bị điều chỉnh bởi quá nhiều văn bản.

“Một mặt hàng phải chịu kiểm tra chuyên ngành của nhiều bộ, thậm chí 2 bộ, 3 bộ, thậm chí 2 cơ quan trong 1 bộ. Nếu Công Thương có việc này thì đề nghị rà soát chi tiết hơn nữa để tới đây báo cáo Thủ tướng theo hướng là một mặt hàng chỉ giao 1 bộ chủ trì, còn các bộ khác phối hợp”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Không chỉ vậy, kiểm tra thủ tục chuyên ngành nhưng bộ chuyên ngành không công bố được quy chuẩn kỹ thuật nên kiểm tra bằng cảm quan, bằng mắt. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, quy chuẩn kỹ thuật cần rà soát chi tiết hơn nữa, nếu không công bố sẽ không thể làm được.

Hơn nữa, hiện nay đã thành lập 10 điểm kiểm tra tập trung nhưng do chưa được quan tâm đầu tư trang thiết bị kỹ thuật nên không hiệu quả. Hàng hóa vẫn phải mang về cơ quan do bộ chỉ định để kiểm tra, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

"Các sản phẩm đều có bộ tiêu chuẩn. Nếu như mặt hàng nào ủy quyền được cho doanh nghiệp, địa phương thì để cho doanh nghiệp, địa phương công bố", Tổ trưởng Tổ công tác lưu ý.

Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, việc xóa bỏ hơn 675 điều kiện kinh doanh chưa phải là cuối cùng. Bộ sẽ tiếp tục rà soát theo hướng công khai minh bạch, trong sáng, cầu thị, đúng thực tiễn, có cơ sở pháp lý.

Theo ông Trần Tuấn Anh, Bộ Công Thương sẽ thực hiện đồng bộ triệt để, cải cách hành chính, hướng vào phục vụ người dân, doanh nghiệp nhưng không chạy theo thành tích mà tháo gỡ khó khăn bằng mọi giá.

thu tuong khen bo cong thuong manh tay cat giam giay phep con Bộ Công Thương và quyết định chưa từng có trong lịch sử

Đã có 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh được Bộ Công Thương cắt giảm sau hơn hai tuần rà soát...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.