Thuốc lá là ‘thủ phạm’ gây ra bệnh đột quỵ?

Lúc nửa đêm, anh Minh (ngụ tại TP HCM) đột ngột khó nói, méo mặt, xoay mắt và đầu sang một bên, liệt nửa người trái.
thuoc la la thu pham gay ra benh dot quy Hút thuốc lá mỗi ngày, một doanh nhân trẻ nguy kịch

Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM qua khám, chụp CT khẩn các bác sĩ chẩn đoán anh Minh bị nhồi máu não vùng thân não, tắc động mạch đốt sống thân nền. Được tái thông động mạch tắc bằng kỹ thuật mới kết hợp hút bằng ống thông lớn và kéo huyết khối bằng stent.

thuoc la la thu pham gay ra benh dot quy
Bác sĩ Nguyễn Bá Thắng thăm hỏi tình hình sức khỏe người bệnh bị đột quỵ.

Từ trường hợp của anh Minh nhiều người cho rằng, hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh đột quỵ. TS BS. Nguyễn Bá Thắng – Trưởng đơn vị Đột quỵ (Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM) cho biết, nếu nói thuốc lá trực tiếp gây ra bệnh đột quỵ thì hoàn toàn không chính xác, nhưng đúng thuốc lá là yếu tố nguy cơ cao gây tắc mạch máu não, nên người hút thuốc lá dễ bị đột quỵ hơn người không hút.

Ước tính người hút thuốc lá nhiều hơn 1 gói/ngày thì nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 4 lần, còn hút thuốc ít hơn thì có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với bình thường. Nếu ngưng hút thuốc từ 2 năm trở lên, nguy cơ đột quỵ bắt đầu giảm xuống, và ngưng được 5 năm thì nguy cơ trở về bằng với người không hút thuốc.

Theo bác sĩ Thắng, trung bình một ngày đơn vị Đột quỵ (BV ĐHYD) tiếp nhận mới 5 - 10 ca đột quỵ, còn tại khoa lúc nào cũng có 20 – 30 ca đột quỵ đang nằm điều trị, trong đó rất nhiều bệnh nhân là nam giới nên ngày nào cũng gặp các bệnh nhân đột quỵ có sử dụng thuốc lá. Về triệu chứng đột quỵ thì không có gì khác nhau giữa người có và không hút thuốc lá.

Báo động tử vong vì đột quỵ

thuoc la la thu pham gay ra benh dot quy
Phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa uống thuốc ngừa thai thì nguy cơ đột quỵ tăng lên cao hơn nữa.

Theo Bộ Y Tế thì đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam (chiếm hơn 20% các trường hợp tử vong mỗi năm). Ước tính mỗi năm ở VN có hơn 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 10 - 20% tử vong.

Bác sĩ Thắng cho biết, đột quỵ có thể do các mạch máu lớn bị tắc nghẽn, thường là do xơ vữa động mạch, hoặc do bệnh tim (như rung nhĩ) tạo cục máu đông làm tắc mạch não, hoặc do tăng huyết áp làm tổn thương tắc các mạch máu nhỏ. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân chính gây đột quỵ xuất huyết não.

Bên cạnh những nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ như trên, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố nguy cơ, là những yếu tố làm người ta dễ bị đột quỵ hơn (nhưng không phải chắc chắn sẽ bị). Cụ thể, có những yếu tố nguy cơ không thay đổi được ví dụ người lớn tuổi (50 - 60 tuổi) dễ mắc hơn người trẻ, nam bị nhiều hơn nữ, người da đen và Châu Á dễ bị hơn người da trắng, người từng bị đột quỵ một lần dễ bị lần thứ 2, trong gia đình có người bị thì những thành viên khác dễ bị hơn.

Quan trọng hơn cả là các yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được, nghĩa là chúng ta có thể điều chỉnh, có thể chữa trị để ngăn ngừa đột quỵ xảy ra. Các yếu tố này gồm có tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại biên, tình trạng thừa cân, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, rượu bia. Đặc biệt với phụ nữ vừa hút thuốc lá vừa uống thuốc ngừa thai thì nguy cơ đột quỵ tăng lên cao hơn nữa.

Phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ hầu hết không có dấu hiệu báo trước, trừ một số người có thể có cơn thiếu máu não thoáng qua, triệu chứng giống như đột quy gồm méo miệng, yếu tay yếu chân, nói đớ, xảy ra đột ngột nhưng sau đó hồi phục trở lại bình thường một các nhanh chóng, thường chỉ trong vòng 60 phút. Muốn phòng ngừa đột quỵ, cách tốt nhất là tìm các yếu tố nguy cơ và kiểm soát chúng thật tốt, đặc biệt là những người đã có cơn thiếu máu não thoáng qua. Cụ thể cần áp dụng:

- Về lối sống: tăng cường hoạt động, ngoài tập thể dục thể thao thì tranh thủ vận động thường xuyên.

- Chế độ ăn giảm mặn, giảm ngọt, tăng cường rau xanh.

- Tuyệt đối không hút thuốc lá, hoặc nếu đã hút thì phải bỏ ngay và triệt để.

- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm để phát hiện các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim… Cần lưu ý 90% người tăng huyết áp là không có triệu chứng, chỉ 10% có triệu chứng xây xẩm, nặng đầu, chóng đầu…, nên dù người có cảm thấy khỏe mạnh hay không vẫn phải đo huyết áp mới biết được có tăng huyết áp hay không. Một khi đã có tăng huyết áp thì phải theo dõi điều trị gần như suốt đời, tránh bỏ giữa chừng vì nguy cơ đột quỵ sẽ tăng trở lại.

Một khi đột quỵ đã xảy ra, biểu hiện là đột ngột méo miệng, yếu tay chân, nói khó, cần đưa đến bệnh viện sớm, trong giờ vàng 3h đến tối đa là 6h kể từ lúc khởi phát, vì nếu trễ hơn, tế bào não đã chết, không cứu sống lại được, và bác sĩ sẽ không thể giúp bệnh nhân hồi phục tốt được.

chọn
Hình ảnh cầu vượt sông Đào ở TP Nam Định đã hoàn thành hơn 56%
Dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi do UBND thành phố Nam Định làm chủ đầu tư khởi công ngày 15/10/2022.