Thương mại điện tử: Hệ quả từ cuộc đua đốt tiền

Tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015-2018 là 9.400 tỷ đồng, tạo thành rào cản rất lớn cho những người chơi mới.
avatar_1561990677140

Cạnh tranh giữa các sàn TMĐT ngày một gay gắt nhằm định vị tên tuổi của mình trên thị trường.

Tổng công ty Bưu Chính Viettel (VTP) đã công bố tham vọng bước chân vào hai lĩnh vực đang phát triển nóng ở Việt Nam bao gồm thương mại điện tử (TMĐT) và gọi xe công nghệ.

Việc VTP đưa ra tham vọng này, dường như không tính đến những tác động của thị trường thương mại điện tử liên quan đến "cuộc đua xuống đáy" của các ông lớn Lazada, Shopee và Tiki.

Cuộc đua “đốt tiền”

Cạnh tranh giữa các sàn TMĐT ngày một gay gắt nhằm định vị tên tuổi của mình trên thị trường, trong khi các doanh nghiệp đang phải đầu tư nhiều vào quảng cáo, hạ tầng kho bãi, nguồn nhân lực…

Cuộc chạy đua khuyến mãi khởi nguồn từ chương trình bán hàng giảm giá lớn tới 95% của Lazada vào 9/5/2018 nhân dịp kỉ niệm 6 năm thành lập sàn này, với thông điệp “Đại tiệc giảm giá mừng sinh nhật”, thì ngay lập tức Shopee tung ra chương trình giảm giá cạnh tranh với thông điệp “Cần gì sinh nhật, deal vẫn sốc, giá vẫn bốc”.

Không bỏ lỡ, Adayroi nhanh chóng tham gia cuộc đua cùng chương trình giảm giá, miễn phí vận chuyển với thông điệp “Chúc mừng sinh nhật bạn hàng xóm” và Tiki thậm chí còn làm hẳn một video quảng cáo (TVC) cho chương trình giảm giá của mình nhằm đáp trả các sàn còn lại với tựa đề “Ưu đãi vô hạn – còn vui hơn cả sinh nhật”.

Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT trong báo cáo mới nhất, cho rằng cuộc đua này là nguyên nhân dẫn đến hệ quả, cả ba ông lớn TMĐT vẫn đều đặn báo lỗ hàng năm.

Tổng giá trị lỗ lũy kế của Lazada, Shopee và Tiki trong giai đoạn 2015-18 là 9.400 tỉ đồng. Điều này tạo nên rào cản rất lớn cho những người chơi mới muốn gia nhập thị trường nhiều tiềm năng nhưng đầy khốc liệt này, theo VNDIRECT.

Thương mại điện tử: Hệ quả từ cuộc đua đốt tiền - Ảnh 2.

VNDIRECT cũng ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỉ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.

Tiềm năng nhưng khốc liệt

Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT trong báo cáo mới nhất đã ước tính một doanh nghiệp sẽ phải chịu khoản lỗ khoảng 142 tỉ đồng mỗi năm nếu muốn giành được 1% thị phần từ các đối thủ hiện hữu ở Việt Nam.

Cuộc đua này, VNDIRECT cho là nguyên nhân dẫn đến hệ quả, cả ba "ông lớn" nhất ngành TMĐT đang đều đặn báo lỗ hàng năm.

Dù vậy, TMĐT ở Việt Nam vẫn có mức tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của Google-Temasek năm 2018, TMĐT Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép 35% trong giai đoạn 2015-18 và có giá trị 2,8 tỉ USD, chỉ tính giá trị của kênh Doanh nghiệp tới người tiêu dùng-B2C.

Thị trường được dự báo tiếp tục bùng nổ trong giai đoạn 2018-25, với tốc độ tăng trưởng kép 27% nhờ sự phổ biến của internet và điện thoại thông minh cùng với thế hệ người tiêu dùng mới am hiểu công nghệ hơn.

Thương mại điện tử: Hệ quả từ cuộc đua đốt tiền - Ảnh 3.

Thế hệ Millennials (thế hệ Y) sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển nhanh chóng của TMĐT ở Việt Nam với thói quen dành thời gian mua sắm trên mạng hơn là đến các cửa hàng vật lý, trong khi phương thức bán hàng Người tiêu dùng tới người tiêu dùng (C2C) hay trên mạng xã hội ngày một phổ biến.

C2C có ưu điểm trong việc giúp người mua và người bán tương tác trao đổi trực tiếp với nhau để chia sẻ thông tin, hình ảnh, đánh giá và các lời khuyên về sản phẩm nhờ những tính năng đặc biệt của mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo.

Cuộc chơi TMĐT đang được định hình bởi 4 tên tuổi lớn, đa số sử dụng mô hình kết hợp (B2C/C2C). Theo đó, Lazada và Shopee là 2 thương hiệu quốc tế trong lúc đó các thương hiệu còn lại là Tiki và Sendo được sáng lập bởi các tổ chức trong nước.

Quý ?/2018, Lazada là sàn TMĐT dẫn đầu thị trường xét trên cả phương diện số lượng truy cập website lẫn số lượng view trên Facebook. Tuy nhiên chỉ một năm sau, Shopee và Tiki đã vươn lên vị trí xếp hạng số 1 và 2 về lượng truy cập website, trong lúc đó Sendo xếp hạng thứ 4 nhờ vào sự phát triển liên tục của mình.

Trong số các trang TMĐT, Shopee là đơn vị duy nhất áp dụng mô hình Người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C), trong khi các sàn còn lại đều áp dụng mô hình B2C hoặc hỗn hợp B2C/C2C. Tiki đã chuyển đổi mô hình từ Doanh nghiệp tới khách hàng (B2C) sang Doanh nghiệp tới doanh nghiệp, tới người tiêu dùng (B2B2C) vào tháng 3/2017.

VNDIRECT cho rằng dù thị trường đã khá đông đúc, những thương hiệu mới vẫn còn dư địa phát triển, miễn là có thể vượt qua được những rào cản kể trên. Thậm chí, VNDIRECT còn tin rằng VTP, thương hiệu do Bộ Quốc Phòng Việt Nam sở hữu, đã được trang bị đầy đủ hành trang để tham gia vào cuộc chiến này.



chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.