Thủy thủ trên tàu sân bay Trung Quốc bị ví như 'học sinh mẫu giáo'

Giới chuyên gia quân sự nhận định Trung Quốc có thể sớm phát triển sức mạnh tàu sân bay chỉ sau Mỹ, song năng lực của nhóm tác chiến vẫn thua xa tiêu chuẩn quốc tế. 
thuy thu tren tau san bay trung quoc bi vi nhu hoc sinh mau giao Tàu sân bay Trung Quốc bị ví như 'tôm tít'
thuy thu tren tau san bay trung quoc bi vi nhu hoc sinh mau giao Hạ thủy tàu sân bay nội địa đầu tiên, Trung Quốc vẫn thua xa Mỹ?
thuy thu tren tau san bay trung quoc bi vi nhu hoc sinh mau giao
Một chiến đấu cơ của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh. Ảnh: SCMP

Hải quân Mỹ hiện có 10 nhóm tác chiến tàu sân bay đồn trú tại các căn cứ hải quân trong nước và nước ngoài. Nhóm tác chiến tàu sân bay thứ 11 sẽ đi vào hoạt động khi tàu sân bay USS Gerald R. Ford được đưa vào biên chế.

Trong khi đó, Trung Quốc hiện chỉ có tàu sân bay hoạt động là Liêu Ninh, vốn được mua lại từ Ukraine và đưa vào hoạt động năm 2012. Hôm 26/4, nước này hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên với một số cải tiến so với hàng không mẫu hạm đầu tiên. Chiếc tàu sân bay tạm thời được gọi là Type-001A và chưa có tên chính thức. Tàu sân bay mới được đóng từ tháng 11/2013 và dự kiến đưa vào biên chế trong ba năm tới.

"Một chiếc tàu sân bay cần cần được bảo dưỡng quy mô lớn thường xuyên. Trung Quốc sẽ cần hơn 4 nhóm tàu sân bay nếu muốn thực hiện các sứ mệnh hộ tống ở những vùng biển xa hay bảo vệ lợi ích ở nước ngoài", SCMP dẫn nhận định của chuyên gia hải quân Li Jie. Theo Li, một tàu sân bay không thể trở thành lực lượng chiến đấu, bởi nó cần sự tham gia của các tàu chiến khác để thành lập nhóm tác chiến, cũng như được các tàu khác bảo vệ.

Thủy thủ như học sinh mẫu giáo

Li cho biết một nhóm tác chiến tàu sân bay cần 4.500-5.000 thủy thủ, bao gồm phi công lái chiến đấu cơ, nhân viên điều phồi trên không, kỹ sư và thủy thủ đoàn trên các tàu chiến hỗ trợ. Như vậy, khi đi vào hoạt động chính thức, hai tàu sân bay của Trung Quốc cần 10.000 thủy thủ.

Tuy nhiên, ngay từ khi vận hành tàu sân bay Liêu Ninh, Trung Quốc đã vấp phải trở ngại lớn khi chỉ huy hơn 2.000 thủy thủ đến từ các nhóm dân tộc khác nhau.

"Mỗi khi tổ chức diễn tập là tình trạng hỗn loại lại xảy ra. Khi chuông báo hiệu vang lên, các lối đi đều kẹt cứng", Chèn Yueqi, chỉ huy tàu Liêu Ninh nói với CCTV.

Tình trạng hỗn loạn cũng tiếp diễn cả lúc ăn trưa, dù trên tàu có đến 10 căng tin. Vấn đề này kéo dài cho đến khi các chỉ huy trên tàu lên kế hoạch phân chia thời gian làm việc và ăn trưa của các thủy thủ. Theo Li, so với 10 nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ và kinh nghiệm vận hành hơn 100 năm, thủy thủ đoàn của Trung Quốc giống như "trẻ mẫu giáo".

Theo SCMP, hải quân Mỹ có hệ thống vận hành tàu sân bay toàn diện, bao gồm khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, đảm bảo phân công rõ ràng và điều phối nhịp nhàng các tàu chiến trong một nhóm tác chiến.

thuy thu tren tau san bay trung quoc bi vi nhu hoc sinh mau giao
Nhân viên điều phối trên tàu sân bay của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Trong khi đó, để vận hành tàu Liêu Ninh, Trung Quốc đã copy nhiều phần trong hệ thống điều phối vận hành trên không của Mỹ, từ đồng phục 7 sắc cầu vồng của nhân viên điều khiển buồng máy bay, đến ngôn ngữ cử chỉ của các nhân viên tín hiệu hạ cánh (LSO) và các nhóm chuyên môn khác.

"Đào tạo một nhóm phi công điều khiển chiến đấu cơ trên tàu sân bay, cùng các nhóm chuyên môn khác, khó hơn nhiều so với huấn luyện phi công chiến đấu cơ và nhân viên điều phối trên không làm việc trên mặt đất, bởi độ dài của đường băng trên boong tàu chỉ bằng một phần 10 so với đường băng trên mặt đất", Li cho biết.

Theo Li, các phần cứng của tàu sân bay có thể được xây dựng một cách nhanh chóng một khi nhóm thi công làm việc suốt ngày đêm. Nhưng việc đào tạo và huấn luyện nhóm thủy thủ có năng lực cần rất nhiều thời gian.

Liệu có thể vượt Mỹ

Hải quân Trung Quốc thử nghiệm tàu Liêu Ninh kể từ khi tàu này được biên chế hồi tháng 9/2012. Tuy nhiên, hơn 4 năm sau đó, Liêu Ninh mới thực hiện đợt diễn tập toàn diện ngoài khơi xa đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương vào tháng 12 năm ngoái.

Liêu Ninh là thuộc hạm đội gồm 10 tàu chiến, một tàu khu trục 052D, hai tàu khu trục 052C, hai tàu chiến 054, hai tàu ngầm tên lửa đạn đạo 094A, một tàu hộ tống và một tàu hỗ trợ, cùng 20 máy bay hoạt động trên tàu sân bay, theo CCTV.

Theo Li Jie, số phi công trên tàu sân bay phải nhiều hơn số lượng chiến đấu cơ J-15. Ví dụ, một tàu sân bay Mỹ có 80 máy bay sẽ có hơn 120 phi công. Tuy nhiên, Trung Quốc đến nay mới có 37 phi công trên tàu Liêu Ninh, chỉ đủ để vận hành 24 chiếc J-15.

Theo chuyên gia quân sự Antony Wong Dong, hệ thống vận hành của hải quân Trung Quốc vẫn chưa đáp ứng các yêu cầu đối với hạm đội chiến đấu trên biển, khi vẫn đang trong quá trình chuyển từ hải quân ven bờ sang hải quân viễn dương.

"Trong chiến lược phát triển lâu dài, các nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc cần phải học hỏi từ mô hình của hải quân Mỹ", vị chuyên gia đánh giá. "Phải mất một thời gian dài nữa, các thuỷ thủ trên nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc mới theo kịp Mỹ".

chọn
Doanh nghiệp bất động sản: Đầu tư NOXH trong 7 năm, lợi nhuận mỗi năm chỉ đạt 1,3 - 1,5%
Theo Giám đốc Công ty bất động sản Lê Thành, không ít doanh nghiệp sau khi thực hiện một dự án NOXH đã không muốn tiếp tục khi thấy lợi nhuận quá thấp, thủ tục phức tạp, khâu hậu kiểm về giá bán, thanh tra nhiều áp lực...