Tiết kiệm gần 500 tỷ đồng trong lần đầu đấu thầu thuốc quốc gia

Kết quả của đợt đấu thầu tập trung quốc gia với 22 thuốc điều trị ung thư, vừa được Bộ Y tế công bố sáng nay 11-12 tại Hà Nội, cho thấy giá thuốc đã giảm rất mạnh.
tiet kiem gan 500 ty dong trong lan dau dau thau thuoc quoc gia Khoảng 10% sản phẩm thuốc là giả hoặc không đạt chuẩn
tiet kiem gan 500 ty dong trong lan dau dau thau thuoc quoc gia Hơn 50% thuốc chữa ung thư ở Anh không có tác dụng
tiet kiem gan 500 ty dong trong lan dau dau thau thuoc quoc gia

Lần đầu tiên Bộ Y tế tổ chức mua sắm thuốc quốc gia với 5 hoạt chất. (Ảnh: Bộ Y tế)

Tại Hội nghị triển khai kết quả lựa chọn nhà thầu mua thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia năm 2017 do Bộ Y tế tổ chức sáng 11/12, gói thầu thuốc tập trung quốc gia đầu tiên đã tiết kiệm được 447 tỷ đồng (giảm được khoảng 17% so với giá kế hoạch).

Gói thầu đầu tiên gồm 5 hoạt chất với 22 mặt hàng thuốc (5 thuốc biệt dược, 17 thuốc generic), cung cấp trong hai năm 2018-2019. Đây đều là thuốc có tỷ trọng sử dụng lớn về giá trị, số lượng, trong đó có tham khảo giá thuốc trúng thầu trong vòng 12 tháng trước của cơ sở y tế.

tiet kiem gan 500 ty dong trong lan dau dau thau thuoc quoc gia
Mua bán thuốc tại nhà thuốc một bệnh viện ở TP.HCM - (Ảnh: Thanh Đạm)

Theo đó, với gói thầu áp dụng trong 2 năm, tính từ tháng 1-2018 tới, riêng 5 thuốc biệt dược qua đấu thầu tập trung đã giảm giá được 114 tỷ đồng so với giá kế hoạch, tỷ lệ 6,9%. Với 17 thuốc generic, tỷ lệ giảm lên tới 33% so với giá kế hoạch, tương đương 362 tỷ đồng.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Bảo, Phó giám đốc Trung tâm mua sắm thuốc tập trung thuốc quốc gia, Bộ Y tế, tổng giá trị gói thầu lần này là gần 2.750 tỷ đồng (giá kế hoạch), kết quả trúng thầu cho thấy tổng giá trị giảm còn gần 2.270 tỷ đồng, giảm được 477 tỷ đồng so với kế hoạch.

PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi khám chữa bệnh nói chung và KCB BHYT nói riêng.

Theo số liệu của BHXHVN, tổng chi cho thuốc từ Quỹ BHYT năm 2015 là 26.132 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3%; năm 2016 là 31.5419 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 41%.

Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, với tổng chi cho thuốc tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn so với các quốc gia có điều kiện tương đồng về kinh tế - xã hội. Nguyên nhân là vẫn còn tình trạng đấu thầu thuốc thực hiện riêng lẻ tại từng tỉnh, thành phố và cơ sở khám chữa bệnh dẫn đến giá trúng thầu còn khác nhau, một số mặt hàng có giá trúng thầu cao. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nếu thực hiện đấu thầu thuốc tập trung hợp lý sẽ giúp quản lý tốt hơn chuỗi cung ứng, giá và chất lượng thuốc.

tiet kiem gan 500 ty dong trong lan dau dau thau thuoc quoc gia
(Ảnh: Dân trí)

Trước băn khoăn của đại diện các bệnh viện về thuốc giá rẻ hơn chất lượng có giảm, ông Tuấn khẳng định “Chất lượng thuốc là yếu tố quan trọng cho điều trị, do đó giá thuốc giảm nhưng chất lượng vẫn phải được đảm bảo. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các sở y tế đặc biệt là giám đốc các bệnh viện chủ động giám sát về chất lượng thuốc cũng như các vướng mắc nếu có, kịp thời thông báo về Bộ Y tế để khắc phục”.

Thứ trưởng cũng lưu ý trên cơ sở kết quả đạt được từ lần đầu tổ chức đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, Trung tâm tiếp tục tổ chức đấu thầu đối với các mặt hàng thuốc được Bộ thống nhất mở rộng danh mục đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, mở rộng danh mục thuốc đàm phán giá, góp phần vào các giải pháp chung của Bộ Y tế để tiếp tục giá thuốc theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đánh giá cao kết quả đấu thầu tập trung quốc gia lần đầu tiên, ông Phạm Lương Sơn, Phó tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho rằng: kết quả đấu thầu đã tốt, vấn đề là đưa vào thực tiễn khám, điều trị cho người bệnh.

"Đấu thầu tập trung quốc gia được kỳ vọng là một trong những giải pháp hữu hiệu đảm bảo đủ thuốc cung ứng cho người bệnh, hướng tới giá hợp lý, tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài chính trên cơ sở vẫn phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh”, ông Sơn nhấn mạnh.

Việc mở rộng danh mục đấu thầu tập trung thuốc quốc gia tập trung vào thuốc thuộc các chương trình, dự án quốc gia; thuốc điều trị các bệnh không truyền nhiễm (NCD); thuốc có tỉ trọng sử dụng lớn về giá trị và số lượng tại các cơ sở y tế trên cả nước; thuốc có nhiều số đăng ký lưu hành tại Việt Nam theo dạng bào chế, nhà sản xuất...

Sắp tới đây, Bộ Y tế tiếp tục triển khai quy định đàm phán giá với các thuốc độc quyền, giá cao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đấu thầu tập trung quốc gia trên 20 thuốc kháng sinh có số lượng sử dụng lớn.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.