Cách giữ tiền kiểu “nuôi lợn”
"Đút lợn" hay còn gọi là "bỏ ống heo" là cách tiết kiệm đơn giản, dễ thục hiện khi có một số tiền rất nhỏ |
Đây là cách tiết kiệm tiền phổ biến mà lại dễ áp dụng nhất dành cho “nhà nghèo”. Đối với các gia đình có tổng thu nhập từ 7 triệu đồng thì việc “nuôi lợn” là hoàn toàn có thể. Mỗi ngày, dù chi tiêu nhiều hay ít bạn cũng nên để dành ra 50 nghìn đồng để đút lợn, vậy là 365 x 5 = 18 triệu đồng. Với số tiền trên bạn hoàn toàn có thể mua một chiếc xe số để thuận tiện đi lại, hoặc với số tiền đó, bạn có thể chủ động mua sắm thêm thắt vào gia đình vào những dịp năm hết Tết đến.
Giữ tiền kiểu gửi ngân hàng
Gửi tiết kiệm ở ngân hàng là cách tiết kiệm truyền thống của người Việt khi có một khoản tiền nhàn rỗi |
Hiện tại ở ngân hàng đang có những mức lãi suất cố định cho việc gửi tiết kiệm 1 tháng, 3 tháng, 1 năm hoặc không thời hạn. Thời gian gửi tiền càng lâu thì lãi suất ngân hàng trả cho bạn càng lớn, nếu hàng tháng bạn có nguồn thu ổn định thì nên thắt chặt chi tiêu, mở sổ tiết kiệm ngân hàng để có một khoản tiền dư phòng lúc trái gió trở trời.
Giữ tiền kiểu "góp hụi" gia đình
Bản chất của việc "chơi hụi" rất văn minh và đòi hỏi người chơi phải có uy tín và tin tưởng nhau |
“Chơi hụi” bản chất là một kiểu sử dụng tiền rất văn minh, bên cạnh đó thì kiểu giữ tiền này cần một niềm tin tuyệt đối vào những người cùng góp hụi. Điều kiện vẫn là bạn phải có công việc tạo ra thu nhập ổn định, khi bạn cần sử dụng một khoản tiền lớn thì những người còn lại sẽ góp lại giúp bạn, đến 1 tháng hoặc 3 tháng tùy vào quy định của hội, bạn sẽ phải đóng lại số tiền đó để trả cho những người trong hội có nhu cầu sử dụng tiền. Kiểu giữ tiền này giống như tín dụng của ngân hàng, dùng uy tín để sử dụng tiền trước rồi thanh toán sau.
Vì là “chơi hụi” với nhau nên cần nhất trong chuyện này vẫn là niềm tin tuyệt đối.
Tiết kiệm kiểu “nấu ăn”
Nấu ăn tại nhà rồi mang đi vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vừa tiết kiệm được tiền |
Nếu bạn tự chuẩn bị cho mình ba bữa một ngày, bảy ngày một tuần, tổng số tiền một tháng bạn phải chi trả bao gồm: Tiền đi chợ hàng ngày là 50 nghìn và tiền gạo, ga, mắm muối khoảng 150 nghìn đồng cho cả tháng, tổng cộng là: 50 nghìn ×30 ngày + 150 nghìn = 1 triệu 650 nghìn đồng một tháng. Khoản chi này có thể kiểm soát được.
Trong khi đó, nếu bạn hoàn toàn đi ăn hàng, số tiền bạn mất cho mỗi bữa sáng khoảng 30 nghìn, hai bữa chính tối thiểu là 40 nghind, chưa kể có những bữa 'ăn sang', số tiền có thể lên đến vài trăm nghìn. Như vậy, tối thiểu bạn phải chi: (30 + 40×2)×30 ngày = 3 triệu 300 nghìn đồng một tháng. Khoản chi này khó kiểm soát và thậm chí có thể bị 'bội chi' nhiều hơn.
Nấu ăn tại nhà và mang đi tuy mất công sức nhưng lại đảm bảo sức khỏe và quan trọng là hàng tháng bạn sẽ tiết kiệm được 1 triệu 650 nghìn. Bạn thử nhân với 12 tháng xem, bạn sẽ tiết kiệm được 19 triệu 800 nghìn đồng trong vòng 1 năm.
Tiết kiệm tiền là một bài toán kinh tế tưởng chừng rất khó giải nhưng trên thực tế nếu bạn khéo thu vén thì “tích tiểu” sẽ “thành đại”. Bạn hay thắc mắc vì sao đồng nghiệp, bạn bè của bạn mua được cái này cái kia cho gia đình trong khi bạn thì lúc nào cũng thường trực cháy túi. Vấn đề chính là ở chỗ họ khéo thu vén mà thôi, hãy thử bắt đầu “tích tiểu” ngay từ bây giờ đi nào!