Ngày 14/6, Lê Thùy Dung (đã đổi tên, 28 tuổi, trú phường Trường Thi, TP Thanh Hóa) khẳng định bản thân không có "quan hệ ngoài luồng" với ai. Cô nghi ngờ bị tấn công do cạnh tranh trong làm ăn.
Nữ chủ tiệm spa đang điều trị ở bệnh viện với nhiều vết xây xát trên mặt và tâm lý còn hoảng loạn. (Ảnh: Q.A.) |
Trong đơn, Dung kể lúc 20h30 ngày 12/6, chị bước ra từ tiệm làm tóc ở đường Cao Thắng, phường Lam Sơn. Trong lúc dắt xe ra về, chị bị một nhóm người tấn công, đánh đập.
Họ còn dùng kéo và dao lam xé rách và lột quần áo trên người Dung. Nhóm này còn đổ nước mắm, bột ớt lên cơ thể và làm nhục chị ngay trên đường phố có rất đông người qua lại.
Sự việc đã được rất nhiều người ghi lại và đưa lên mạng xã hội. Sau đó, nạn nhân được mọi người đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa chữa trị.
Về vụ việc này, ngày 14/6, Thượng tá Nguyễn Văn Hà, Phó trưởng công an huyện Cư Mgar cho biết, vụ việc trên xảy ra tại nhà ông Phan Xuân L. (SN 1967, xã Ea Kiết, huyện Cư Mgar).
Nhóm người quá khích chống đối lại lực lượng chức năng. (Ảnh cắt từ clip) |
Theo Thượng tá Hà, ngày 12/6, khi lực lượng chức năng cử 6 cán bộ xuống gia đình tiến hành dẫn giải ông L. lên để làm rõ về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" thì ông này đã kêu gọi, huy động người dân chửi bới, chống trả lại lực lượng chức năng.
Ông L. đã huy động khoảng 30 người, chủ yếu là phụ nữ và những người quá khích đến chửi bới, lăng mạ lực lượng chức năng.
Sau khi thấy tình hình phức tạp nên lực lượng công an huyện đã được huy động thêm để xuống hiện trường. Lúc này, vợ ông L là bà Võ Thị L. (SN 1967) đã lấy xô đựng nước phân lợn tạt vào người Trưởng Công an huyện và một số công an đi cùng.
Ngày 14/6, trên mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại nội dung tranh cãi giữa tài xế Grab và hành khách về việc "ai phải chào ai".
Cụ thể, một nữ hành khách đặt Grab và lên xe nhưng không chào tài xế và bị anh này bắt bẻ rằng khách "bất lịch sự".
Sau đó, tài xế và hành khách tiếp tục "tranh luận" việc ai phải chào trước. Khi tài xế xưng "mày, tao", nữ hành khách đã đòi xuống xe.
Mới đây, trên mạng xã hội rầm rộ chia sẻ đoạn clip dài hơn 20s quay lại cảnh hơn 10 cô giáo mầm non mặc đồng phục áo xanh quỳ xuống khóc lóc, van xin cơ quan chức năng thay đổi quyết định dừng hoạt động trường.
Được biết, đoạn video trên được quay tại trước cổng cơ sở mầm non Tuổi thơ thuộc thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Theo tìm hiểu, vào sáng 12/6, ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch thị trấn Thanh Chương cùng đoàn công tác đã đến làm việc với cơ sở mầm non Tuổi Thơ Thanh Chương.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã yêu cầu trường tạm dừng mọi hoạt động vì cơ sở mầm non này chưa hoàn tất hồ sơ thủ tục pháp lý.
Ngoài ra, UBND thị trấn Thanh Chương cũng đề nghị người dân không cho trẻ đến cơ sở này để chăm sóc vì chưa được cấp phép hoạt động.
Theo Hãng thông tấn RIA của Nga, phong trào #УчителяТожеЛюди (Giáo viên cũng là con người) đang lan nhanh trên mạng xã hội Vkontakte và Instagram nhằm ủng hộ cô giáo dạy môn lịch sử Viktoria Popova ở thành phố Omsk.
Cô Viktoria Popova bị sa thải vì tấm ảnh này (Ảnh: Instagram) |
Cách đây vài ngày, cô Popova bị ép viết đơn xin thôi việc vì một tấm hình mặc áo tắm của cô xuất hiện trên mạng.
Ban giám hiệu trường viện lý do điều này "làm ảnh hưởng đến danh dự của nhà giáo".
Câu chuyện sau đó lan rộng trên mạng xã hội. Để thể hiện tình đoàn kết với đồng nghiệp, các nữ giáo viên trên khắp nước Nga thi nhau đăng hình gợi cảm trong trang phục áo tắm hoặc đồ lót, kèm theo hashtag "Giáo viên cũng là con người".
Nữ chủ tiệm spa bị lột đồ: 'Tôi không quan hệ ngoài luồng'
Nữ chủ tiệm spa ở TP Thanh Hóa khẳng định bản thân không có "quan hệ ngoài luồng" với ai. Cô nghi ngờ bị tấn ... |