Tình hình Biển Đông sẽ 'tạm lắng' trước khi Trump nhậm chức ?

Giới quan sát nhận định tình hình Biển Đông sẽ tạm yên ổn trong quá trình chuyển giao quyền lực ở Mỹ, trước khi tổng thống mới đắc cử Donald Trump nắm quyền vào tháng 1/2017.
tinh hinh bien dong se tam lang truoc khi trump nham chuc Trump không muốn sống hoàn toàn trong Nhà Trắng
tinh hinh bien dong se tam lang truoc khi trump nham chuc Trump cam kết trục xuất 3 triệu người nhập cư

tinh hinh bien dong se tam lang truoc khi trump nham chuc

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trunp. Ảnh: AP

Sau chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tuần trước, chính quyền của ông Barack Obama được cho là sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước và không hành động quyết liệt tại khu vực Biển Đông.

"Trước khi tổng thống mới của Mỹ lên nắm quyền, Biển Đông sẽ tạm thời yên bình", South China Morning Post (SCMP) dẫn lời Wu Shicun, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Biển Đông (Trung Quốc), nhận định.

Ngoài ra, mối quan hệ dần ấm lên giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, những nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, trong thời gian gần đây cũng góp phần hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực này, theo SCMP.

Sau chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hồi tháng 10, Manila nói Bắc Kinh đã nới lỏng việc kiểm soát bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông, để ngư dân Philippines có cơ hội tiếp cận ngư trường dồi dào này.

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Malaysia Najib Razak và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này cũng đánh dấu bằng cam kết chung giữa hai bên về hợp tác quốc phòng sâu rộng và cả trong vấn đề Biển Đông.

Căng thẳng tại Biển Đông dâng cao những năm gần đây, khi Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hà Lan, cùng việc Bắc Kinh lớn tiếng lên án các hoạt động vì tự do hàng hải Mỹ thực thi tại vùng biển này. Hồi tháng 7, Tòa Trọng tài bác bỏ cái gọi là tuyên bố lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giới quan sát nhận định phán quyết cuối cùng của Tòa Trọng tài đã góp phần làm dịu căng thẳng tại vùng biển này.

Victor Cha, nguyên Giám đốc phụ trách khu vực châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, nhận định Trung Quốc đã duy trì cách tiếp cận khác đối với các bên liên quan trong vấn đề Biển Đông sau phán quyết của PCA.

"Chưa rõ cách tiếp cận được duy trì bao lâu, nhưng đã có sự thay đổi trong thái độ của Trung Quốc. Sự thay đổi này trùng thời điểm các nước khu vực xích lại gần nhau hơn, trong bối cảnh cuộc bầu cử tại Mỹ chứng kiến nhiều sự lên xuống bất thường. Bất kể khi nào nước Mỹ bước vào một mùa bầu cử thiếu ổn định như năm nay, các nước trong khu vực sẽ có khuynh hướng sát lại gần nhau hơn", ông Cha nhận định.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới quan sát, căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan vấn đề Biển Đông có thể sẽ nổ ra sau khi ông Trump chính thức nhận điều hành Nhà Trắng vào tháng 1 năm sau.

Các cố vấn của ông Trump từng nói, Mỹ sẽ duy trì chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, nhưng các mối quan tâm của Washington có thể thay đổi.

Cựu Đô đốc Anh Anthony Rix đánh giá, cách tiếp cận cô lập của Trump không phù hợp với cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại".

"Tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến trên Biển Đông, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc đảm bảo tự do hàng hải thông qua tuần tra trong khu vực cũng như các kênh khác", ông nhấn mạnh. "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Washington chú ý nhiều hơn đến Biển Đông và tuần tra thường xuyên hơn ở khu vực".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.