Tình trạng chậm, hủy chuyến bay chưa được cải thiện

Mặc dù đã có nhiều chỉ đạo để chấn chính tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không thời gian qua. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.

Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam đã có nhiều chỉ đạo để chấn chính tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không thời gian qua. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. (Ảnh: Quang Toàn).

 

Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam đã có nhiều chỉ đạo để chấn chính tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không thời gian qua. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.

Cụ thể, theo báo cáo cập nhật tình hình khai thác các chuyến bay đúng giờ, chậm, hủy chuyến của các hãng hàng không Việt Nam (tuần từ 3-8 đến 9-8-2022) của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy,  trong tuần vừa qua, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 6.982 chuyến bay; trong đó: 6.032 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 86,4%, giảm 3,7 điểm so với tuần trước đó; 950 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 13,6%, tăng 3,7 điểm so với tuần trước đó; 19 chuyến bay bị hủy, chiếm tỷ lệ: 0,27%, bằng tuần trước đó.

Như vậy, tỷ lệ chuyến bay chậm giờ của tuần này tăng so với tuần trước đó. Tuy nhiên, so với tháng trước đó, tỷ lệ chuyến bay chậm giờ của tháng 8 đã có xu hướng giảm. Số chuyến bay bị chậm chuyến trong tháng 7 là 6.053 chuyến, chiếm 18,2 % trong tổng số chuyến bay (33.238 chuyến).

Vietnam Airlines có tỷ lệ số chuyến bay cất cánh chậm giờ cao nhất với 2.748 chuyến, chiếm 23,7% tổng số chuyến bay của hãng này trong tháng 7; Vietjet Air có 2.528 chuyến chậm giờ, chiếm 19%; Vasco có 117 chuyến chậm, chiếm 15,2%; Pacific Airlines có 206 chuyến chậm, chiếm 9,9%; Bamboo Airways có 408 chuyến chậm, chiếm 8,3% và Vietravel Airlines có 46 chuyến chậm, chiếm 8,1%.

Còn trong tuần từ ngày 3/8 đến ngày 9/8 này, Vietnam Airlines thực hiện 2.582 chuyến bay; trong đó 2.032 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 78,7%, giảm 6,6 điểm so với tuần trước đó; 550 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 21,3%, tăng 6,6 điểm so với tuần trước đó; 12 chuyến bay bị hủy, chiếm tỷ lệ 0,5%, giảm 0,02 điểm so với tuần trước đó.

Trong khi đó, Vietjet Air thực hiện 2.576 chuyến bay; trong đó: 2.056 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 79,8%, giảm 10,7 điểm so với tuần trước đó. Hãng này có 620 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 24,1%, tăng 14,6 điểm so với tuần trước đó; 9 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ 0,3%, tăng 0,2 điểm so với tuần trước đó.

Cũng trong thời gian này, Pacific Airlines thực hiện 483 chuyến bay; trong đó: 441chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 91,3%, giảm 3,6 điểm so với tuần trước đó; 42 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 8,7%, tăng 3,6 điểm so với tuần trước đó; không có chuyến bay bị hủy, giữ nguyên điểm so với tuần trước đó.

Tương tự thời gian trên, Bamboo Airways thực hiện 1.036 chuyến bay; trong đó: 953 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 92,0%, giảm 5,3 điểm so với tuần trước đó; 83 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 8,0%, tăng 5,3 điểm so với tuần trước đó; không có chuyến bay bị hủy, giữ nguyên điểm so với tuần trước đó.

Vietravel Airlines thực hiện 134 chuyến bay, trong đó: 119 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 88,8%, giảm 1,2 điểm so với tuần trước đó; 15 chuyến bị chậm giờ , chiếm tỷ lệ 11,2%, tăng 1,2 điểm so với tuần trước đó; không có chuyến bay bị hủy, giữ nguyên điểm so với tuần trước đó.

Hãng hàng không Vasco: thực hiện 171 chuyến bay; trong đó: 137 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 80,1%, giảm 17,6 điểm so với tuần trước đó; 34 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ 19,9%, tăng 17,6 điểm so với tuần trước đó; 2 chuyến bay bị hủy, chiếm tỷ lệ 1,2%, tăng 0,04 điểm so với tuần trước đó.

Trước đó, trong tháng 7/2022, báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam cho thấy có 6.053 chuyến bay bị chậm giờ, chiếm tới 18,2% tổng chuyến bay nội địa. Đáng lưu ý, chậm chuyến bay do thời tiết rất thấp, chỉ chiếm 2,3%; trong khi khai thác thương mại chiếm chủ yếu với 77,7% số chuyến bay bị delay (chậm chuyến) là do máy bay về muộn và 12,1% chuyến chậm do hãng hàng không.

Trước tình trạng chuyến bay bị chậm, hủy vào nhiều thời điểm trong tháng 7 đã tăng cao đột biến, gây bức xúc trong dư luận, Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam đã quyết liệt chỉ đạo hạn chế tình trạng chậm, hủy chuyến bay.

Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam – ACV tăng cường năng lực khai thác của các sân bay, nhất là Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Yêu cầu các hãng bố trí những chuyến bay đêm; bảo đảm bố trí máy bay, trang thiết bị, vật tư dự phòng để kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa máy bay; thực hiện nghiêm các chuyến bay theo đúng slot (lượt cất, hạ cánh theo giờ) đã được cấp; luôn bố trí đại diện có thẩm quyền giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hành khách.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.