Tôi cho chị 5 phút!

"Tôi cho chị 5 phút để chị tìm giấy tờ. Nếu không thấy, coi như là trái phép, và chúng tôi sẽ tháo dỡ theo thủ tục", đó là lời ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Quận 1, TP.HCM nói với một cán bộ ngân hàng khi yêu cầu chị trình diện giấy phép xây dựng chốt canh gác ngân hàng.

Người đàn bà tất tả giải thích: Lâu quá rồi chúng tôi không còn tìm thấy giấy tờ nữa. Ngay sau đó, ông Đoàn Ngọc Hải ra lệnh tháo dỡ. Nhiều người sẽ hỏi: 5 phút, đủ để làm gì nhỉ? Đi lên lầu 5 và lại đi xuống, đã hết 5 phút chưa? Huống chi tìm giấy phép xây dựng của cái chốt canh gác, một thứ tưởng như là phụ, nhưng lại phải có và được phép của một ngân hàng. Ông cho có 5 phút, liệu có ít quá không?

toi cho chi 5 phut
Ảnh: Dương Cầm/Một thế giới

Một số luật sư cho rằng, trước tiên, phải lập biên bản người có hành vi xây dựng trái phép, sau đó ra quyết định xử phạt, yêu cầu tự tháo dỡ, cưỡng chế...

Trụ sở Ngân hàng nhà nước nằm trong mục được canh gác, nên những chòi, bốt canh gác là được phép theo thông tư 20/2010/TT-BCA: “Đối với các mục tiêu có bố trí cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ, Cục cảnh sát hoặc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, xác định cụ thể để bố trí đủ vọng gác thích hợp đối với từng mục tiêu và thống nhất với thủ trưởng cơ quan có mục tiêu về dịa điểm đặt vọng gác, đảm bảo phù hợp với cảnh quan và thuận tiện cho việc quan sát bao quát mục tiêu cần bảo vệ”.

Chính vì vậy sau khi cơn lốc dẹp tất cả các chướng ngại vật trên vỉa hè quận 1 vào chiều tối 27/2, thì ngay sau đó, ông Đoàn Ngọc Hải đã quyết định cho dựng lại 6 bốt canh gác, tuy nhiên, các hàng rào thép đã bị tháo dỡ mang đi.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh TP HCM sẽ có thời hạn một tháng để hoàn thành các thủ tục, giấy phép đúng luật khi lắp các chốt bảo vệ trên vỉa hè.

Mặt khác, có rất nhiều ý kiến khen ngợi ông Hải, bởi ông đang làm việc vì một thành phố xanh sạch đẹp, vỉa hè thông thoáng dành cho người đi bộ.

Giải thích xong, nếu người có công trình hay vật dụng trên vỉa hè không trình được giấy tờ thì coi như vi phạm và bị cưỡng chế ngay tức khắc, không lôi thôi.

Hình ảnh một Phó chủ tịch quận không ngồi bàn giấy họp hành lý thuyết suông nữa, mà ông thân chinh lặn lội xuống địa bàn, ra tay chỉ đạo dẹp từng nơi một, bất cứ cái gì nhô ra vỉa hè, đều bị phá vỡ, ước mong sao cho quận 1 phải sạch đẹp như Singapore khiến cho các hoạt động trên các con phố quận 1 mấy ngày qua bỗng chốc thay đổi.

Khốc liệt như vậy, thế nên, hẳn là trong những ngày qua, nếu ông Hải trở thành "soái ca" với người này, thì ông cũng trở thành nỗi lo với người khác nhưng tóm lại, ông vẫn là nhân vật nổi nhất dư luận trong những ngày qua.

toi cho chi 5 phut
Phản ứng của một cán bộ ngân hàng khi gặp sự quyết liệt. Ảnh: Tùng/Zing.vn

Hành động quyết liệt không cần quan tâm tới đối tượng là ai, làm gì, như thế nào, hợp lý hay không hợp lý, cứ chềnh ềnh trên vỉa hè là phải cưỡng chế ngay và luôn của quận 1 đã gây không ít băn khoăn trái chiều.

Nhưng nói đi nói lại, hiệu ứng từ những hành động quyết liệt ấy đã khiến cho ý thức trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè đã có hiệu quả tuyệt đối cao.

Có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao không? Tại sao một vỉa hè rộng rãi lại phải làm đường ziczac vừa tốn kém, vừa gây tranh cãi đau đầu?

Làm đường ziczac ra rồi, có giải quyết được gì không? Hay dân lại không đi trên vỉa hè có đường ziczac nữa, mà nó lại trở thành mê cung của những thứ cần chỗ núp.

Dân phản ứng, lại dẹp ziczac đi, dân có hồ hởi không? Có chứ. Xe máy lại chạy ào ào trên vỉa hè. Rốt cuộc người đi bộ cũng vẫn không thể đi lại trên vỉa hè, lỗi tại ai ngoài chính ý thức kém của chúng ta?

Cổ nhân có câu: “Làm thì có tội. Không làm, không có lỗi”. Trong cái thời "chém gió" thì nhiều, "chém thật" mà được lòng thiên hạ mới thật là hạng cao thủ!

Thế nên, nhất nhất mọi hành động của “hiệp sỹ dẹp đường” đang được theo dõi từng bước.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.