Tôm hùm được nuôi như thế nào, vì sao giá gần cả triệu đồng/kg, người dùng vẫn tranh nhau 'giải cứu'?

Người tiêu dùng cả nước đang kêu gọi nhau giải cứu tôm hùm với giá 500.000 - 800.000 đồng/kg, nhưng thực tế ít ai biết được giá trị thực của một kg tôm hùm là bao nhiêu, và quy trình nuôi loài thủy sản đắc đỏ này như thế nào.
"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 1.

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, thị trường thủy hải sản Việt Nam nguồn xuất đi Trung Quốc và khách du lịch Trung Quốc, vốn rất chuộng loài thủy sản này, cũng không còn, nên tôm đến lứa kg xuất bán được, khiến người nuôi tôm gặp khó, một số hộ nuôi chấp nhận bán với giá giảm sâu.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 2.

Phong trào "giải cứu" tôm hùm được phát động từ siêu thị, cửa hàng đến tận vỉa hè với giá tôm hùm baby xanh được bán từ 500.000 - 800.000 đồng/kg tùy trọng lượng tôm, chủ yếu loại 3-5 con/kg.

Với giá tôm giảm mạnh so với giá trước dịch Covid-19 nhiều người đã nhanh tay "giải cứu" tôm hùm.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 4.

Đến cả người nước ngoài cũng hăm hở "giải cứu".

Nhiều người dân cho biết, họ không biết giá trị thực của 1 kg tôm hùm, chỉ nghỉ với giá 500.000 - 800.000 đồng/kg là đang giúp người nuôi tôm.

Theo các hộ nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa, để con tôm đạt vô size (hơn 200 gram/con) phải mất thời gian chăm sóc tối thiểu 9 tháng. Muốn tôm đạt từ 250g trở lên thì mất thêm vài tháng nữa.

Theo tính toán của người nuôi, nếu cộng giá con giống, công nuôi, thức ăn, công chăm sóc trong 9-10 tháng nuôi, mỗi kg tôm xanh baby bán ra khoảng 600.000 đồng/kg là vẫn có lời chút ít với những hộ không cần thuê công lao động mà tự bỏ công làm lời. Tuy nhiên, với những hộ thuê công thì sẽ lỗ, bởi 1 công lao động chuyên vệ sinh, cho tôm ăn (10 lồng/tháng) ít nhất người thuê phải trả 7 triệu đồng.  

Tôm hùm thường được nuôi trong những ô lồng thả chìm cách mặt nước từ 4-6m hoặc nuôi trên những lồng bè. Mỗi ô lồng trung bình 3x1,5m thả khoảng 300 con tôm.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 7.

Đối với tôm xanh cần 9 tháng để vô size (hơn 200g) riêng tôm hùm bông cần 18 tháng vô size khoảng 1kg mới có thể xuất bán. Vâỵ nên giá tôm bông thường gấp 2-3 lần giá tôm xanh.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 8.

Tôm bông có thể nuôi đạt trọng lượng hơn 1kg, nhưng tôm xanh thường xuất bán từ khi đạt trọng lượng 200gram, ít người nuôi tôm xanh dể đến trọng lượng 500gram.

Mỗi sáng, người nuôi phải dậy từ 3-4 giờ để mua thức ăn cho tôm rồi phân ra từng bao nhỏ. Đến hơn 7 giờ, họ sẽ chất mồi lên ghe và chở ra các lồng nuôi tôm cách bờ hơn km.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 10.

Dù nuôi trên bè hay ô lồng, người nuôi cũng phải lặn xuống nước mới có thể cho tôm ăn và làm vệ sinh hằng ngày.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 11.

Đối với các ô lồng chìm sâu dưới biển, công việc vệ sinh và cho tôm ăn vất vả hơn nhiều. Hiện giá nhân công cho 1 người chăm sóc 10 lồng tôm khoảng 7 triệu đồng/tháng, hoặc người làm ăn chia với chủ lồng theo tỉ lệ 3/7 khi kết thúc vụ.

Theo ông Lê Xuân Hoàng – Chủ tịch Hội Nông dân Cam Ranh, địa bàn có khoảng 45.000 ô lồng nuôi tôm hùm, sau Tết Nguyên Đán, giá tôm giảm khá sâu do ảnh hưởng dịch bệnh không xuất khẩu, cũng không bán được cho hàng quán, vì khách du lịch đến Nha Trang giảm mạnh, khách Trung Quốc không còn.

"Giải cứu" tôm hùm và câu chuyện người nuôi tôm - Ảnh 12.

Việc "giải cứu" tôm hùm đã góp phần đẩy mạnh sức tiêu thụ nội địa, nhưng theo người nuôi, giá tôm bán tại bè nếu không đạt mức trên 600.000 đồng/kg là họ chưa có lời.