Tổng Thư ký Quốc hội: Đầu tư phát triển đường Hồ Chí Minh cả trên bộ, cả trên biển

Cho ý kiến tại phiên thảo luận về dự án đường Hồ Chí Minh, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo hoàn thành các dự án thành phần của dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025, đồng thời chú trọng đầu tư phát triển đường Hồ Chí Minh trên biển, tăng kết nối mạng lưới giao thông vận tải.

Giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2015, mặc dù đã được phê duyệt dự án đầu tư nhưng có rất ít các dự án giao thông nói chung và các dự án thành phần đường Hồ Chí Minh nói riêng được triển khai đầu tư.

Cho ý kiến về việc thực hiện Nghị quyết số 66/2013/QH13 và kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhất trí với tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra về kế hoạch triển khai dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn tiếp theo.

Ông Cường cũng lưu ý, bên cạnh đường Hồ Chí Minh trên bộ còn có đường Hồ Chí Minh trên biển. Theo đó, trong giai đoạn 2011 – 2020, đầu tư cho giao thông - vận tải “lệch” với hơn 70% đầu tư vào đường bộ, trong khi chỉ hơn 7% đầu tư cho hàng hải và đường thuỷ nội bộ. Trong khi đó, giao thông - vận tải đường thuỷ có lợi thế giá thành rẻ, chi phí đầu tư thấp hơn so với đầu tư cho giao thông đường bộ. Mặt khác, việc quan tâm đầu tư cho giao thông - vận tải hàng hải, đường thủy nội bộ còn tăng kết nối mạng lưới giao thông vận tải…

Tuy nhiên, tư duy hiện nay dường như chưa quan tâm tới đầu tư cho đường thuỷ - hàng hải, nhất là sau các vụ việc liên quan đến Vinashin, Vinalines.

Về giải pháp cụ thể, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị cần đẩy mạnh tuyên truyền rộng khắp để người dân, doanh nghiệp và cả những người làm chính sách đều quan tâm đến việc đầu tư vào lĩnh vực đường thủy, hàng hải. Cần quan tâm đầu tư thiết kế đội tàu, xây dựng lực lượng thực hiện nhiệm vụ phát triển hàng hải.

Cùng với đó, các địa phương cũng cần lưu tâm và có kế hoạch cụ thể để phát triển giao thông đường thủy, qua đó giảm áp lực ngân sách, giảm tải cho giao thông đường bộ.

Đối với tuyến đường bộ Hồ Chí Minh đang được triển khai nối thông và tiếp tục hoàn thiện ở một số đoạn tuyến, ông Cường nêu rõ, cần tiến hành các biện pháp quyết liệt hơn nữa, bố trí đủ nguồn vốn đầu tư để hoàn thành dứt điểm các đoạn, tuyến còn dang dở, từng bước hoàn thiện nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh.

Dự án đường Hồ Chí Minh là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2004. Dự án có điểm đầu tại Pác Bó (Cao Bằng), điểm cuối tại Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.183 km, tuyến chính dài 2.499 km, nhánh phía Tây dài 684 km và dự kiến thông tuyến vào năm 2010.

Để phù hợp với nguồn lực và thực tế triển khai, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 66/2013/QH13 ngày 29/11/2013 để điều chỉnh một số nội dung và giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.

Theo đó, phân kỳ đầu tư đến năm 2020 sẽ hoàn thành các dự án thành phần để nối thông toàn tuyến từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với hai làn xe. Qua 18 năm thực hiện hai nghị quyết của Quốc hội, theo Báo cáo của Chính phủ, đến hết năm 2020, đã hoàn thành đưa vào khai thác khoảng 2.362 km/2.744km, đạt 86,1% và khoảng 258 km tuyến nhánh, còn 171 km của dự án chưa được triển khai thực hiện (nhu cầu vốn hơn 10.700 tỷ đồng).

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.