Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 11/2020

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 11/2020 ghi nhận kim ngạch gần 16,5 tỷ USD, chiếm 67% tổng nhập khẩu của cả nước trong tháng.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 11/2020

Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11 của Việt Nam đạt 24,7 tỷ USD, tăng nhẹ 1,5% so với tháng trước.

Các mặt hàng có trị giá tăng so với tháng 10 phải kể đến như: sắt thép các loại tăng 103 triệu USD (17%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 100 triệu USD (2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 91 triệu USD (3%)...

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 11/2020 ghi nhận kim ngạch gần 16,5 tỷ USD, chiếm 67% tổng nhập khẩu của cả nước trong tháng.

Trong đó, nhập khẩu chủ yếu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với gần 6,3 tỷ USD.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 11/2020 - Ảnh 1.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Lũy kế 11 tháng đầu năm nay, tổng kim nhập khẩu cả nước đạt 234,9 tỷ USD, tăng 1,7% cùng kỳ năm trước.

Hai mặt hàng tăng trên tỉ USD như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 10,5 tỷ USD (22,4%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 1,2 tỷ USD, (9%)

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất 9 tháng đầu năm 2020 đạt trị giá hơn 152,6 tỷ USD, chiếm 65% tổng nhập khẩu cả nước trong kỳ.

Top 10 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất tháng 11/2020 - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Trị giá nhập khẩu trong tháng là gần 6,3 tỷ USD, tăng gần 2%. Tính chung 11 tháng đạt tới 57,6 tỷ USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, nhập khẩu nhóm hàng này tăng mạnh ở các thị trường như Trung Quốc với 16,4 tỷ USD, tăng 5,3 tỷ USD (tương ứng tăng 48%); từ Đài Loan với 7 tỷ USD, tăng 1,9 tỷ USD (tăng 36%) so với cùng kỳ năm trước. 

Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường lớn thứ hai là Hàn Quốc lại giảm với 14,48 tỷ USD, giảm 326 triệu USD, tương ứng giảm 2%.

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng

Nhập khẩu trong tháng đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong 11 tháng lên 33,2 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 11 tháng với trị giá là 14,9 tỷ USD, tăng 12%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc với 5,4 tỷ USD, giảm 4%; Nhật Bản với 4 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước…

Nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm: bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày)

Trị giá nhập khẩu trong tháng đạt 1,9 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7% so với tháng trước.

Lũy kế 11 tháng đạt 19,3 tỷ USD, giảm mạnh 13% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày cho Việt Nam, chiếm tỷ trọng 50,6%, với 9,79 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước. 

Điện thoại các loại và linh kiện

Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt gần 2 tỷ USD, tăng 2% so với tháng trước. Tính trong 11 tháng đạt 14,6 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019.

Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 93% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, từ Trung Quốc là 7 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm trước; từ Hàn Quốc là 6,6 tỷ USD, tăng 24%…

Ô tô nguyên chiếc các loại

Trong tháng 11, lượng nhập về đạt 12,24 nghìn chiếc, giảm 10,4% so với tháng trước. 

Tính đến hết tháng 11, Việt Nam nhập khẩu gần 92,3 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, giảm tới 31% so với cùng kỳ năm trước.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là chủng loại “xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống” và “ô tô tải”, chiếm tỷ trọng tới 93,4%. Trong đó, lượng xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống trong 11 tháng qua là hơn 68 nghìn chiếc và ô tô tải là 18,1 nghìn chiếc.

Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 11 tháng chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia, chiếm 84% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Cụ thể, nhập khẩu từ Thái Lan là 44,7 nghìn chiếc, giảm 37,5% và từ Indonesia với gần 32,7 nghìn chiếc, giảm 27% so với cùng kỳ năm 2019.

Chi tiết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu trong tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2020 

STTNhóm/Mặt hàng chủ yếuTháng 11/2020 (USD)So với tháng 10 (%)Lũy kế 11 tháng 2020 (USD)So với cùng kỳ 2019 (%)
Tổng24.692.356.7491,5234.906.835.7491,7
Trong đó: Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài16.210.274.1812,6151.021.001.11110,6
1Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện6.296.596.2251,657.572.859.56222,4
2Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác3.408.229.8972,733.152.578.1290,1
3Điện thoại các loại và linh kiện1.983.912.2532,014.564.988.6389,0
4Hàng hóa khác1.291.097.045-0,712.566.457.00311,4
5Vải các loại1.113.552.4790,810.652.384.237-12,2
6Chất dẻo nguyên liệu760.393.7094,97.468.476.152-9,3
7Sắt thép các loại702.222.80917,27.351.404.391-16,3
8Sản phẩm từ chất dẻo650.409.430-4,16.537.933.25110,2
9Kim loại thường khác540.406.193-1,45.389.576.928-8,0
10Sản phẩm hóa chất534.671.7109,05.096.212.1453,9
11Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày470.872.094-10,94.816.339.441-10,7
12Hóa chất460.420.4518,44.453.145.763-4,8
13Sản phẩm từ sắt thép450.438.3174,34.045.503.3918,9
14Linh kiện, phụ tùng ô tô426.940.1518,23.498.215.200-8,3
15Dầu thô286.433.243-3,53.462.041.1913,0
16Dược phẩm280.239.790-12,62.984.731.4687,6
17Ô tô nguyên chiếc các loại273.048.477-3,62.031.153.688-31,2
18Thức ăn gia súc và nguyên liệu260.433.937-18,23.509.982.2113,0
19Gỗ và sản phẩm gỗ252.794.4141,52.266.204.908-1,6
20Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện238.577.716-4,92.248.018.530-7,5
21Xăng dầu các loại230.916.64927,52.943.144.886-47,0
22Than các loại229.833.301-1,93.497.376.1580,8
23Dây điện và dây cáp điện221.330.2709,01.825.059.89518,3
24Ngô209.644.189-24,12.202.310.7533,6
25Quặng và khoáng sản khác191.558.317-6,41.656.487.23413,1
26Xơ, sợi dệt các loại178.723.7373,61.788.487.984-19,0
27Cao su176.729.74210,41.230.517.76613,3
28Phế liệu sắt thép173.785.8180,21.434.758.279-7,0
29Bông các loại169.216.61220,22.081.245.511-13,7
30Hạt điều166.224.26635,61.631.280.000-19,7
31Giấy các loại148.078.347-1,21.503.019.635-7,3
32Hàng thủy sản145.049.3661,31.595.826.308-0,8
33Hàng điện gia dụng và linh kiện144.390.06814,81.807.939.1470,2
34Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh144.042.1164,31.271.676.28514,2
35Sản phẩm từ kim loại thường khác138.931.61511,61.274.563.645-12,7
36Phương tiện vận tải khác và phụ tùng118.501.34168,9727.939.609-27,5
37Hàng rau quả113.197.8551,81.159.572.167-28,7
38Dầu mỡ động thực vật100.777.96610,1810.835.85125,4
39Sản phẩm từ cao su84.189.1907,5778.816.389-5,2
40Chế phẩm thực phẩm khác82.487.172-5,1863.772.4290,7
41Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh81.219.6618,5809.774.2233,8
42Sản phẩm từ giấy79.132.778-10,4743.540.7986,9
43Sữa và sản phẩm sữa78.748.92537,4971.030.3542,5
44Xe máy và linh kiện, phụ tùng76.957.2470,5669.360.097-10,5
45Sản phẩm khác từ dầu mỏ76.549.0114,8798.870.447-4,1
46Phân bón các loại74.520.5287,7856.031.101-8,9
47Đá quý, kim loại quý và sản phẩm71.467.865-1,8576.159.088-16,5
48Khí đốt hóa lỏng67.523.764-2,2750.704.186-8,3
49Đậu tương59.583.978-24,6711.981.03918,5
50Thuốc trừ sâu và nguyên liệu54.104.756-0,8639.927.218-19,3
51Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc43.929.8952,3330.596.851-11,4
52Nguyên phụ liệu dược phẩm33.712.89137,2371.179.4985,5
53Lúa mì24.849.719-80,0705.612.5923,0
54Nguyên phụ liệu thuốc lá20.757.454-1,6219.232.099-17,5
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.