Top 10 nước Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản nhiều nhất nửa đầu 2020

6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập quặng và khoáng sản nhiều nhất từ Australia và Brazil với giá bình quân lần lượt là 87,6 và 94,5 USD/tấn. Tổng nhập khẩu 8,37 triệu tấn trị giá 730,2 triệu USD

Số liệu của Tổng cục Hai quan ghi nhận nửa đầu năm nay Việt Nam giảm nhập khẩu 2,4% về lượng; giảm 10,5% về kim ngạch và giảm 8,3% về giá mặt hàng quặng và khoáng sản. Đạt 8,37 triệu tấn trị giá 730,2 triệu USD.

Tính riêng tháng 6, nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng 6,8% về lượng nhưng giảm 8,7% kim ngạch so với cùng kì 2019 khi đạt 1,49 triệu tấn trị giá 138,64 triệu USD.

Nửa đầu năm nay, giá nhập bình quân mặt hàng này của Việt Nam là 87,2 USD/tấn. Theo thống kê từ số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy quặng và khoáng sản từ Pháp, Canada có giá cao nhất lần lượt 2.589,6 USD/tấn và 2.191,5 USD/tấn.

Top 10 thị trường có giá nhập khẩu quặng và khoáng sản cao nhất nửa đầu năm 2020

Đồ họa: TV

(Đồ họa: TV).

Xét về kim ngạch, Việt Nam nhập quặng và khoáng sản nhiều nhất từ Australia chiếm 39% và Brazil chiếm 22% trong tổng nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.

Cụ thể, nhập từ Australia đạt 3,3 triệu tấn tương đương 289 triệu USD với giá 87,6 USD/tấn. So cùng kì tăng 5,2% về lượng nhưng giảm 2,1% về kim ngạch và giảm 6,9% về giá.

Nhập khẩu từ Brazil cũng giảm cả về lượng, kim ngạch và giá lần lượt 20,4%, 22,1% và 2,2%; đạt 1,82 triệu tấn trị giá 171,66 triệu USD với giá nhập khẩu 94,5 USD/tấn.

Top 10 thị trường Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản nhiều nhất 6 tháng 2020

Đồ họa: TV

(Đồ họa: TV).

Chi tiết nhập khẩu quặng và khoáng sản 6 tháng đầu năm 2020

Thị trường
6 tháng đầu năm 2020
So với cùng kì 2019 (%)
Tỷ trọng (%)
Lượng

 (tấn)

Trị giá 

(USD)

Đơn giá 
(USD/tấn)
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng cộng
8.369.918
730.213.038
87,2
-2,4
-10,5
100
100
Australia
3.299.105
289.078.057
87,6
5,2
-2,06
39,42
39,59
Brazil
1.817.446
171.658.781
94,5
-20,36
-22,11
21,71
23,51
Nga
195.853
40.123.325
204,9
2,22
-4,15
2,34
5,5
Trung Quốc
127.624
26.014.488
203,8
0,78
-5,5
1,53
3,56
Ấn Độ
223.014
19.583.150
87,8
119,51
63,85
2,66
2,68
Thái Lan
414.954
16.630.786
40,1
-7,52
-10,19
4,96
2,28
Lào
323.619
11.385.974
35,2
13,79
-9,14
3,87
1,56
Mỹ
13.865
9.549.501
688,7
-11,21
-28,25
0,17
1,31
Hàn Quốc
25.741
7.646.561
297,1
30,78
13,48
0,31
1,05
Malaysia
40.424
7.409.362
183,3
325,7
308,12
0,48
1,02
Đài Loan
21.513
5.087.845
236,5
183,78
35,97
0,26
0,7
Thổ Nhĩ Kỳ
23.333
4.456.381
191,0
19,41
9,27
0,28
0,61
Nhật Bản
7.821
4.142.343
529,6
-30,2
36,28
0,09
0,57
Canada
1.201
2.632.026
2.191,5
770,29
2.798,87
0,01
0,36
Đức
4.239
2.328.244
549,2
111,95
2,55
0,05
0,32
Pháp
785
2.032.849
2.589,6
343,5
1.736,43
0,01
0,28
UAE
25.621
1.813.756
70,8
-62,47
-80,92
0,31
0,25
Singapore
2.863
272.665
95,2
-55,47
-87,36
0,03
0,04
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.