Top 5 vật liệu chịu nắng mưa bền và phổ biến nhất 2022

Dưới tác động của môi trường, các loại vật liệu sẽ mau chóng bị hư hỏng, nhất là những vật liệu nằm phơi trực tiếp ngoài trời. Tham khảo ngay các vật liệu chịu nắng mưa sau đây để có sự lựa chọn phù hợp và tiết kiệm nhất.

Tham khảo những vật liệu chịu nắng mưa tốt nhất hiện nay

Khi quyết định mua một loại vật liệu nào đó thì khả năng chịu tác động từ thời tiết là một trong những yếu tố quan trọng đáng để cân nhắc. Dưới đây là các loại vật liệu chịu nắng mưa mà bạn cần biết: 

Đá tự nhiên, nhân tạo

Đá tự nhiên và đá nhân tạo là những vật liệu an toàn với môi trường, với những đột phá mới gần đây nhất có thể kể đến là đá nhân tạo gốc thạch anh và đá solid surface. Chúng được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế như ốp bàn bếp, bàn ăn, ốp tường nhà tắm, phòng khách và cả khu vực ngoại thất như ốp tường, lát sàn hay làm thành những bộ bàn ghế đá ngoài trời. 

Ưu điểm:

- Độ bền và tính thẩm mỹ cao

- Khả năng chống trầy xước, chống thấm tốt

- Dễ dàng vệ sinh, làm sạch

- Đa dạng mẫu mã, đem đến sự sang trọng, thoáng mát

- Sử dụng tốt cho các khu vực ngoại thất ngoài trời

Nhược điểm:

- Trọng lượng thường nặng, gây khó khăn cho quá trình thi công

- Giá thành khá cao

- Đá tự nhiên thường có các lỗ rỗng trên bề mặt 

Sử dụng đá tự nhiên hay đá nhân tạo làm vật liệu ngoại thất sẽ đem đến cho không gian ấn tượng, sang trọng, gần gũi với thiên nhiên và không bị phai màu theo thời gian.

Ảnh: Morestone

Tấm cemboard

Tấm cemboard ngoài trời là sản phẩm tấm xi măng nhẹ, có sự cứng cáp và khả năng chống chịu lại tác động của môi trường tốt. Thành phần chính của tấm cemboard là xi măng (chiếm 70%), còn lại là cellulose, cát oxit silic và một số chất vô cơ khác. Đây là một sản phẩm có chất lượng bền bỉ và vượt trội dùng để lợp mái, làm sàn, ốp tường hoặc làm vách ngăn ngoài trời.

Ưu điểm:

- Kết cấu vững chắc, cường độ chịu lực cao

- Trọng lượng nhẹ

- Không bị cong vênh, chống mối mọt

- Khả năng chống thấm nước, chống cháy hiệu quả

- Chịu được các tác động của thời tiết

- Có độ bền và độ dẻo dai cao, có thể uốn cong khi làm vách ngăn

- Khả năng tùy biến đa dạng với hệ thống khung đỡ kết hợp thông gió tự nhiên

- Tiết kiệm năng lượng

Nhược điểm:

- Khả năng chịu lực theo phương ngang khá kém

- Tính linh hoạt không cao

- Nhạy cảm với dao động của tòa nhà

- Chi phí cao

Ảnh: Vật Liệu Nhà Xanh

Nhôm kính

Một vật liệu ốp tường trang trí ngoài trời không thể không nhắc đến đó là nhôm kính. Mặt dựng nhôm kính có cấu tạo từ nhôm và kính chịu lực dày khoảng 5 – 19mm tùy theo yêu cầu của công trình. Chúng thường được bắt gặp tại các tòa nhà cao ốc, trung tâm thương mại, showroom, nhà mặt phố…

Ưu điểm:

- Khả năng chống ồn

- Không gian luôn được thông thoáng và tạo cảm giác rộng rãi, sáng sủa 

- Giảm thiểu được chi phí điện năng chiếu sáng

- Trọng lượng nhẹ, khả năng chịu lực cao và độ bền tốt

- Đem lại nét sang trọng, hiện đại cho các công trình kiến trúc cao tầng

Nhược điểm:

- Tốn nhiều thời gian và công sức trong thi công lắp đặt

- Đòi hỏi các kỹ sư phải nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao

- Hứng chịu ánh sáng trực tiếp hắt vào nhà, gây nóng và chói mắt, đòi hỏi bố trí nhiều rèm cửa để ngăn hắt nắng trực tiếp vào nhà

Ảnh: Viglacera

Gỗ, mây, tre, nứa

Vật liệu gỗ là vật liệu vô cùng phổ biến trong cuộc sống. Sự tự nhiên của gỗ sẽ tạo sự thuận tiện hơn trong việc sắp đặt, kết hợp ở không gian ngoài trời. Một số gỗ phổ biến dùng ngoài trời là gỗ chò chỉ, cây bạch đàn, cây tuyết tùng, gỗ thông hoặc gỗ sồi.

Hoặc, nếu bạn thích sự mộc mạc theo phong cách đồng quê thì các loại mây lát được nghĩ đến đầu tiên. Vật liệu này được sử dụng cả trong nhà lẫn ngoài trời và được kết hợp cùng các vật liệu tự nhiên khác như tre, cây mây, sợi mây tự nhiên để mang đến một không gian vô cùng ấn tượng.

Ưu điểm:

- Duy trì được độ bền dưới tác động của thời tiết

- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi

- Mẫu mã rất đa dạng, có trọng lượng nhẹ

- Giá thành rẻ, dễ bảo quản, thân thiện môi trường

- Dễ dàng vận chuyển 

Nhược điểm:

- Đối với gỗ, cần sơn lại hằng năm để chống mối mọt và duy trì được sự cứng cáp

- Gỗ có giá thành khá cao

- Đối với sản phẩm đan lát từ mây, tre, nứa, nên để ở nơi có mái hiên, tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng quá lâu

- Cần đánh vecni hoặc sơn lên bề mặt để tránh tác động từ môi trường ngoài

Ảnh: Nội thất 90

Gỗ nhựa WPC

So với gỗ tự nhiên, gỗ nhựa tổng hợp WPC được các kiến trúc sư tin dùng hơn trong thiết kế ngoại thất ngoài trời. Nếu bạn là người yêu thích kiến trúc theo hơi hướng cổ điển thì vật liệu này là lựa chọn vô cùng lý tưởng. Chúng thường được ứng dụng để làm giàn hoa gỗ, lát sàn gỗ, bàn ghế gỗ ngoài trời, làm lam chắn nắng, ốp tường ngoài trời,...

Ưu điểm:

- Màu sắc, hoa văn giống gỗ tự nhiên

- Khả năng chống cháy, chống thấm, không cong vênh theo thời gian

- Có độ cứng và chịu lực tốt

- Trọng lượng vừa phải, không quá nhẹ nhưng không nặng như gỗ tự nhiên

- Chống chịu mối mọt, ẩm mốc tốt

Nhược điểm:

- Vật liệu không có nhiều độ bám đinh nên sau khi lắp đặt nên hạn chế việc tháo lắp

- Ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời (với thiết kế ngoài trời, nhà sản xuất sẽ không sử dụng nhựa PVC mà thay bằng nhựa PE)

Ảnh: Sàn gỗ Sài Gòn

Trên đây là những vật liệu chịu nắng mưa được đánh giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Việc chọn được một loại vật liệu bền chắc không những giúp bạn tiết kiệm chi phí thay mới mà còn là cho không gian nhà bạn trở nên đẹp và sang trọng hơn rất nhiều.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.