Đây là kết quả báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh.
Qua kết quả rà soát của các quận, huyện, tính đến cuối năm 2017 TP Hồ Chí Minh có khoảng 10.231 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
Trong đó có 956 cơ sở kinh doanh dịch vụ có biểu hiện nghi vấn hoạt động khiêu dâm, kích dục với khoảng 4.199 nhân viên, tiếp viên.
Nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Ảnh: Lê Anh |
Ngoài ra, theo ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh, bên cạnh các hoạt động mua bán dâm nữ thì hoạt động mua bán dâm nam cũng cũng diễn biến phức tạp.
Hình thức giới thiệu mua bán dâm này chủ yếu thông qua các trang mạng xã hội, mạng internet hoặc hoạt động câu đón khách mua dâm lưu động ở nơi công cộng.
Ngoài ra, vẫn tồn tại và phát sinh việc câu kéo khách, kể cả tại vùng ven bằng các hành vi khiêu dâm, kích dục tại các điểm kinh doanh quán cà phê, tiệm hớt tóc, gội đầu, xông hơi, cạo gió giác hơi, spa.
Đặc biệt là nổi lên sự xuất hiện của một số đường dây mại dâm “gái gọi hạng sang”, gái bán dâm là người mẫu, người đã từng tham gia các chương trình truyền hình, cuộc thi sắc đẹp.
Các Đoàn Kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội từ thành phố đến quận, huyện, phường, xã, thị trấn đã tổ chức kiểm tra 10.368 lượt cơ sở, phát hiện 4.829 lượt cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 46,58%), trong đó có 473 lượt cơ sở vi phạm liên quan đến mại dâm và khiêu dâm, kích dục. Tổng số tiền xử phạt đối với 4.829 lượt cơ sở vi phạm là 34.833.800.000 đồng.
Ngoài ra, Công an TP Hồ Chí Minh đã triệt phá 140 vụ tổ chức môi giới mại dâm, xử lý 734 đối tượng. Công an các quận, huyện cũng đã tổ chức kiểm tra hành chính 2.142 cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện gồm 24 quán bar, 111 nhà hàng, 195 quán karaoke, 877 khách sạn và 935 cơ sở dịch vụ khác.
Trước đó, tại buổi làm việc với Đoàn Công tác của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, dù báo chí đã phản ánh rất nhiều và các ban ngành đã quyết liệt nhưng việc quản lý các cơ sở này rất khó và giống kiểu " bắt cóc bỏ đĩa".
Có nhiều cơ sở vi phạm đã bị rút phép hoạt động nhưng sau đó cũng tại địa điểm đã bị rút phép hoạt động lại có một người khác đứng lên đưa đơn thành lập cơ sở có hình thức kinh doanh tương tự. Nhằm tránh việc thay tên đổi chủ, cần phải có quy định địa điểm đó đã xảy ra vi phạm thì lần sau không được thành lập cơ sở có hình thức kinh doanh tương tự.
Bàn thêm vấn đề này, đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân một số văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn mại dâm không còn phù hợp với thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống mại dâm trong tình hình mới; đồng thời chưa có biện pháp chế tài về xử lý đối với các đối tượng hoạt động mại dâm nam, mại dâm đồng tính, mại dâm chuyển giới và các đối tượng trực tiếp thực hiện hành vi khiêu dâm, kích dục.
Vì thế, cần có sự thay đổi văn bản, chế tài sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhằm phòng, chống tệ nạn xã hội hiệu quả hơn, quyết liệt hơn.
Cảnh báo nạn ‘gái gọi hạng sang’ từ các cuộc thi sắc đẹp, chương trình truyền hình
Chiều 28.5, Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn ma túy, mại dâm làm việc với UBND TP.HCM. |
Bỏ quy định chỉ định thầu để phòng ngừa tham nhũng
Tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong đấu thầu, chỉ định thầu đã được đề cập nhiều trên các diễn đàn nhưng chủ yếu là ... |
Thời sự 03:10 | 22/10/2018
Thời sự 03:06 | 22/10/2018
Thời sự 02:54 | 22/10/2018
Thời sự 02:50 | 22/10/2018
Thời sự 00:27 | 22/10/2018
Thời sự 23:43 | 21/10/2018
Thời sự 23:36 | 21/10/2018
Thời sự 23:00 | 21/10/2018