TP HCM có thể được áp dụng cơ chế đặc biệt để giảm ùn tắc giao thông

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tình trạng ùn tắc giao thông ở TP.HCM không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được ngay mà cần có lộ trình, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Thủ tướng cũng cơ bản đồng ý và yêu cầu các bộ ngành liên quan sau 21 ngày phải báo cáo Thủ tướng các cơ chế, chính sách áp dụng cho thành phố trong việc giảm ùn tắc giao thông.
tp hcm co the duoc ap dung co che dac biet de giam un tac giao thong
Lãnh đạo TP HCM cùng các sở ngành dự cuộc họp trực tuyến về các giải pháp ùn tắc giao thông với Thủ tướng. Ảnh: Minh Triết

Chiều 23.1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã có buổi làm việc trực tuyến với UBND TP.HCM để bàn giải pháp phòng, chống ùn tắc cho TP.

Ông Lê Văn Khoa, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong năm 2016, trên địa bàn TP.HCM có 37 vị trí thường xảy ra ùn tắc. Các tuyến đường thường xảy ra ùn tắc như: Các tuyến đường xung quanh cảng hàng không Tân Sơn Nhất, các tuyến đường vào cảng Cát Lái, khu vực trung tâm Thành phố và các tuyến đường kết nối từ ngoại ô vào nội đô…

Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM có 8 nguyên nhân gây ùn tắc giao thông như thiếu chương trình phát triển đô thị nhằm đảm bảo kết nối đồng nhất, năng lực khai thác hệ thống hạ tầng hiện hữu chưa cao, phát triển hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu… Hiện TP.HCM đã lên kế hoạch đầu tư hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông để xử lý ùn tắc.

Đồng thời vị đại diện lãnh đạo TP khẳng đinh TP sẽ thực hiện 7 nhóm giải pháp và 160 nhiệm vụ cụ thể để giảm tình trạng ùn tắc; phát triển kết cầu hạ tầng và số vốn dự kiến để đầu tư là 324 nghìn tỷ đồng cho giai đoạn 2016 – 2020. “TP sẽ tạo từ nhiều nguồn lực khác nhau trong đó ưu tiên nguồn vốn từ đấu giá đất công. Trong năm 2017 TP.HCM ưu bố trí gần 50% vốn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm ùn tắc ở khu sân bay Tân Sơn Nhất, khu trung tâm và cửa ngõ”, ông Khoa nhấn mạnh.

tp hcm co the duoc ap dung co che dac biet de giam un tac giao thong
Dòng xe ùn ứ trước cổng dẫn vào sân bay Tân Sơn Nhất. ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Nhận định về chuyện ùn tắc giao thông, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng cho rằng để giảm ùn tắc giao thông cần phải triển khai nhanh các dự án giao thông ở TP và đề xuất Thủ tướng cho TP thực hiện nhanh các dự án giải quyết ùn tắc giao thông, nhất là các dự án ở cửa ngõ. Về nguồn vốn, ông Thăng mong muốn được áp dụng cơ chế như khi Bộ Giao thông Vận tải làm Quốc lộ 1, đường mòn Hồ Chí Minh, khi chỉ sau 2 năm hàng loạt dự án được đưa vào khai thác.

“Các dự án nào sai cứ thanh tra, kiểm tra, còn dự án khác cứ ưu tiên thực hiện chứ không để quá trình thanh tra, kiểm tra các dự án sai phạm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án khác”, Bí thư Thăng khẳng định.

Trong buổi thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Trương Quang Nghĩa cho hay sân bay Tân Sơn Nhất tắc cả ngoài lẫn trong. Tới đây, Bộ Quốc phòng sẽ giao 21 ha đất trong sân bay Tân Sơn Nhất để mở rộng sân bay. Diện tích đất này dự tính sẽ xây dựng nhà ga có thể bảo đảm nhu cầu vận chuyển 10 triệu hành khách/năm. Tuy nhiên điều ông Nghĩa lo lắng là nếu xây dựng nhà ga sẽ tăng áp lực cho giao thông TP khi lượng khách sẽ tăng lên.

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tình trạnh ùn tắc giao thông không phải một sớm một chiều là có thể giải quyết được ngay mà cần có lộ trình, kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Theo Thủ tướng một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông là số lượng phương tiện tăng quá nhanh, ôtô, xe máy xen lẫn nhau. Không phải cấm quyền tự do nhưng về lâu dài phải có lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân.

tp hcm co the duoc ap dung co che dac biet de giam un tac giao thong
Nhiều người mệt nhoài vì kẹt xe kéo dài suốt hơn 2 tiếng.

Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị cần phải có biện pháp để xử lý quyết liệt hơn các điểm nóng về ùn tắc ở TP.HCM như Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái; tăng cường 100% lực lượng Thanh tra giao thông, CSGT... túc trực ở đó thì chắc chắn sẽ kéo giảm được và phải hạn chế xây nhà cao tầng ở trung tâm khi chưa giải quyết đồng bộ vấn đề hạ tầng.

Đối với các kiến nghị của TP HCM, Thủ tướng cơ bản đồng ý và yêu cầu các bộ ngành liên quan sau 21 ngày phải báo cáo Thủ tướng các cơ chế, chính sách áp dụng cho thành phố. "Không để thành phố phải chạy ra, chạy vào. Thời gian còn để làm việc khác. Các Bộ làm việc trên tinh thần tạo điều kiện cho thành phố đầu tư phát triển hạ tầng giao thông", Thủ tướng chỉ đạo.

Riêng trong vấn đề giao thông Tết cổ truyền, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu TP.HCM giải quyết tình trạng xe “dù”, bến “cóc” để đảm bảo trật tự an toàn, phục vụ hành khách về quê đón Tết.

Thủ tướng nhấn mạnh, trọng tâm của buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo TPHCM là tìm ra những phương án căn cơ, mang tính lâu dài để giải quyết ùn tắc giao thông cho thành phố.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.