TP HCM phát triển công nghiệp văn hoá, dự kiến có trung tâm chiếu phim hiện đại vào năm 2030

Theo mục tiêu, đến năm 2030, doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp cho tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn (GRDP) thành phố trên 8% (khoảng hơn 106 nghìn tỉ so với GRDP năm 2018).

Đề cương đề án xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa TP HCM giai đoạn 2020-2030 đã được UBND TP HCM phê duyệt. Đề án này sẽ được hoàn thiện, phê duyệt vào cuối năm 2019, đi vào thực hiện trong quý I năm 2020.

Theo đó, UBND TP HCM yêu cầu các bên tham gia xây dựng đề án cần xây dựng được sản phẩm văn hóa chủ lực cho thành phố, thúc đẩy sáng tạo và có thể khai thác hiệu quả về kinh tế.

nhà hát giao hưởng

UBND TP HCM yêu cầu cần có biện pháp tập trung thực hiện dự án Nhà hát Giao hưởng nhạc, vũ kịch thành tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Mục tiêu TP đặt ra là gây dựng thương hiệu và có khả năng cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh. Các hãng phim tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài trong môn nghệ thuật này cần được nghiên cứu những chính sách thuận lợi.

Theo mục tiêu đề ra, đến năm 2030, thành phố cần xác định được hình thức đầu tư và hoàn thiện trung tâm chiếu phim hiện đại; trường quay với trang thiết bị kĩ thuật cao, trung tâm kĩ thuật tiền kì, hậu kì cần thành hình để phục vụ việc sản xuất phim ảnh.

Đối với ngành nghệ thuật biểu diễn, UBND TP HCM yêu cầu cần có biện pháp tập trung thực hiện 4 dự án Nhà hát Giao hưởng nhạc, vũ kịch thành tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2), Trung tâm biểu diễn nghệ thuật đa năng, biểu diễn nghệ thuật truyền thống thành phố, Rạp xiếc và biểu diễn nghệ thuật đa năng thành phố.

Sáu ngành văn hóa gồm thời trang, mĩ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, du lịch văn hóa, quảng cáo cũng cần xác định được tỉ trọng doanh thu và xây dựng kế hoạch hội nhập, cạnh tranh quốc tế. TP yêu cầu cần có trọng tâm, lộ trình theo hướng hội nhập, chuyên nghiệp, hiện đại; quá trình phát triển cần gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong giai đoạn hoàn thiện đề án, TP HCM sẽ nghiên cứu chính sách cụ thể, phù hợp hỗ trợ những công trình tác phẩm có tính giá trị và tính sáng tạo cao. Việc phát triển nghệ thuật truyền thống trên địa bàn cũng sẽ có kế hoạch cụ thể.

Bên cạnh đó, cần sớm có giải pháp xuất khẩu, phát triển dịch vụ văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài và nghiên cứu Trung tâm phát triển công nghệ văn hóa trên địa bàn TP HCM.

TP HCM đặt mục tiêu, đến năm 2030, doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa sẽ đóng góp cho tổng giá trị sản phẩm trên 8% (khoảng hơn 106 nghìn tỉ so với GRDP năm 2018), tạo nhiều việc làm cho người hoạt động nghệ thuật trên địa bàn.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.