Trạm thu giá BOT không lấy ý kiến người dân: Bộ GTVT đã 'bỏ qua' góp ý của địa phương như thế nào?

Trong lần xin ý kiến thứ 1, nhiều địa phương, Sở GTVT vẫn góp ý về việc trạm thu giá BOT cần lấy ý kiến người dân địa phương nhưng trong lần thứ 2, Bộ GTVT đã bỏ nội dung này.
tram thu gia bot khong lay y kien nguoi dan bo bo qua gop y cua dia phuong
Các trạm thu phí BOT được đổi thành trạm thu giá. (Ảnh: Di Linh)

Địa phương muốn lấy ý kiến người dân, Bộ muốn bỏ

Mới đây, Bộ GTVT đã tiếp tục lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 49/2016/TT-BGTVT ngày 30/12/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ lần thứ 2.

Đáng chú ý là tại Dự thảo lần 2, Bộ này đã bỏ việc lấy ý kiến người dân địa phương, Hiệp hội vận tải và yêu cầu về khoảng cách giữa các trạm thu giá.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, tại lần góp ý thứ nhất, nhiều địa phương muốn giữ những nội dung mà Bộ GTVT... muốn bỏ.

Cụ thể, UBND tỉnh Vĩnh Phúc góp ý rằng, vị trí trạm thu giá phải được sự thống nhất của các cơ quan địa phương (HĐND, UBND, Đoàn ĐQBH, Hiệp hội vận tải ô tô), đồng thời được sự đồng thuận của nhân dân địa phương trong phạm vi bán kính 5km-10km xung quanh vị trí dự kiến đặt trạm, không phân biệt địa giới hành chính.

"Khoảng cách giữa hai trạm thu giá ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 km.

Khoảng cách giữa 2 trạm thu giá bất kỳ phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 50km, trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ", tỉnh Vĩnh Phúc góp ý kiến.

UBND TP Hải Phòng và tỉnh Lào Cai cũng cho rằng đối với đường quốc lộ, trạm thu giá phải lấy ý kiến của nhân dân địa phương. Trong khi đó, đường địa phương vị trí đặt trạm do UBND báo cáo HĐND cùng cấp quyết định.

Về vấn đề khoảng cách giữa các trạm thu giá UBND tỉnh Lào Cai cũng đề nghị làm rõ căn cứ, tính toán để xác định khoảng cách trên cùng 1 tuyến phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70km.

Còn UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lại đề nghị điều chỉnh như sau: "Khoảng cách giữa 2 trạm thu giá trên cùng 1 tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu 70km trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ (các cầu, hầm đường bộ này không ở vị trí độc đạo, để đảm bảo cho người dân có quyền được lựa chọn khi sử dụng dịch vụ)".

tram thu gia bot khong lay y kien nguoi dan bo bo qua gop y cua dia phuong Hà Nội phá dỡ công trình 'xẻ thịt' 14.000 m2 đất cống hóa Nghĩa Đô

Các Sở GTVT nói gì?

Về vấn đề lấy ý kiến, Sở GTVT Hà Tĩnh cho rằng "vị trí đặt trạm thu giá phải phải nằm trong phạm vi dự án và có ý kiến thống nhất của các cơ quan địa phương (HĐND; UBND cấp tỉnh, huyện, xã; Đoàn ĐBQH; Hiệp hội vận tải ô tô) đồng thời lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa phương".

Sở GTVT An Giang cũng có góp ý kiến tương tự như UBND TP Hải Phòng và tỉnh Lào Cai và đề nghị bổ sung thêm khoản sau vào Dự thảo Thông tư:

"Trạm thu giá trên quốc lộ bắt buộc phải gắn thiết bị thu giá tự động để tính giá và giá sẽ được tính trên đơn vị km (đảm bảo trên nguyên tắc các phương tiện lưu thông bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu)".

Đánh chú ý là trong văn bản góp ý, Sở GTVT Khánh Hòa cho rằng việc chỉ quy định khoảng cách giữa 2 trạm thu giá cùng 1 tuyến đường tối thiểu 70km là vẫn chưa đủ.

Sở này đề nghị xem xét, nghiên cứu bổ sung thêm quy định về khoảng cách giữa 2 trạm thu giá trên 2 tuyến đường gần kề nhau thuộc 2 dự án được đầu tư bằng hình thức BOT để tránh trường hợp khoảng cách giữa 2 trạm này đặt quá gần nhau nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân lân cận trạm khi lưu thông qua trạm, tránh gây bức xúc cho người dân.

Trong khi đó, được mệnh danh là "ông trùm BOT" - Công ty CP Tasco khi góp ý Dự thảo lần 1 cũng đề xuất Bộ GTVT làm rõ việc "lấy ý kiến tham gia của nhân dân địa phương" là như thế nào?

Đơn vị này cho rằng cần làm rõ việc đại diện là UBND xã/phường hay huyện…; phạm vi lấy ý kiến là tại xã đặt trạm thu giá hay toàn tỉnh, các huyện, các xã và ý kiến bằng hình thức nào.

Đối với vấn đề khoảng cách trạm thu giá, Tasco cũng đề xuất điều chỉnh thành: "Khoảng cách giữa hai trạm thu giá ở trên cùng một tuyến đường phải đảm bảo cự ly tối thiểu là 70 (bảy mươi) km trừ những trạm thu giá hoàn vốn cho các dự án cầu đường bộ, hầm đường bộ hoặc các trạm được địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về khoảng cách".

"Đề nghị nghiên cứu lại trong trường hợp trong phạm vi 70km nếu có đầu tư thêm cầu đường bộ, hầm đường bộ cần tổ chức thu 1 lần với mức giá phù hợp với việc đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ.

Như vậy sẽ đảm bảo được tốc độ lưu thông, nếu tách riêng từng dự án qua nhiều lần thu sẽ tạo nên ùn tắc giao thông không cần thiết", Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam góp ý.

tram thu gia bot khong lay y kien nguoi dan bo bo qua gop y cua dia phuong Vụ phản đối trạm BOT T2: Xin giảm giá trong thời gian chờ làm đường tránh

Liên quan đến vụ phản đối trạm BOT T2, phía Hiệp hội vận tải xin giảm giá cho xe khách, xe chở hàng trong khi ...

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.