Bộ GTVT nói ngân sách hạn hẹp, không thể mua lại dự án để di dời trạm Cai Lậy. Ảnh: Lê Phong. |
Ngày 19/9, Bộ GTVT có văn bản gửi Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM về việc thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ tại trạm thu phí Cai Lậy hoàn vốn đầu tư dự án QL1 qua tỉnh Tiền Giang.
Về kiến nghị di dời vị trí đặt trạm Cai Lậy vào tuyến tránh, Bộ GTVT nói rõ: "Nếu di dời trạm Nhà nước sẽ phải mua lại dự án trong điều kiện hiện nay thì không thể thực hiện được do ngân sách Nhà nước hạn hẹp, không thể bố trí được".
Trao đổi với chúng tôi về nội dung trên, ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP HCM cho biết "nếu Bộ GTVT nói không có tiền, không có năng lực thì đề xuất lên Quốc hội".
"Bộ GTVT có thể xin ý kiến Quốc hội để xử lý vấn đề này để tạo lòng tin cho người dân.
Còn người dân có cách hiểu khác. Người dân đóng quỹ bảo trì đường bộ và hiểu rằng việc sửa đường thì phải sử dụng quỹ này.
Nếu Nhà nước mua lại trạm thu phí và di dời vào đường tránh thì cũng là lấy tiền từ quỹ bảo trì đường bộ, tức là lấy tiền của dân đóng phí bảo trì đường bộ để mua", ông Quản nói.
Ông Bùi Văn Quản cũng cho rằng việc minh bạch thu chi quỹ bảo trì đường bộ đã được đặt ra từ lâu.
"Giờ không phải đặt vấn đề công khai minh bạch nữa mà là cần phải công khai cho người dân được biết.
Những việc nào Bộ GTVT nói vượt thẩm quyền thì cứ đề xuất xin ý kiến Quốc hội để xử lý. Chuyện này bộ GTVT đã làm chưa?", ông Quản đặt câu hỏi.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang: 'Chúng tôi đề nghị di dời chứ không phải giảm phí trạm BOT T2' Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang không rà soát, thống kê phương tiện giảm phí qua trạm BOT T2 và cho biết ... |
Theo chuyên gia kinh tế, PGS. TS Ngô Trí Long việc di dời trạm Cai Lậy là trách nhiệm của Bộ GTVT.
"Ai đặt sai thì người đó phải chịu trách nhiệm. Nói không có tiền thì không di dời được là vô lý.
BOT có những nhược điểm như suất đầu tư cao, đặt trạm không đúng chỗ, quá dầy, tính toán phương tiện qua trạm bằng phương pháp thủ công dẫn đến nhiều hệ lụy.
Do đó, nếu đã phát hiện ra sai sót thì cần phải sửa chữa", ông Long nói.
Liên quan đến vấn đề quỹ bảo trì đường bộ, Bộ GTVT cho biết trong giai đoạn hiện nay ngân sách nhà nước rất hạn hẹp, việc sử dụng nguồn từ quỹ này "rất hạn chế, hiện còn thiếu rất nhiều, không đáp ứng đủ nhu cầu cho việc bảo trì đường bộ trên cả nước".
"Việc các chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải đã đóng phí bảo trì đường bộ theo quy định được sử dụng để thực hiện công tác bảo trì đường bộ (như sơn sửa mặt đường, vá láng các hư hỏng, sửa chữa thay thế hệ thống an toàn giao thông...) không được phép sử dụng để đầu tư cải tạo, nâng cấp hay xây dựng mới nên đảm bảo không có phí chồng phí", Bộ GTVT cho biết.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô An Giang: 'Chúng tôi đề nghị di dời chứ không phải giảm phí trạm BOT T2' Hiệp hội Vận tải ô tô tỉnh An Giang không rà soát, thống kê phương tiện giảm phí qua trạm BOT T2 và cho biết ... |
Chuyên gia giao thông nói về 'lỗ hổng' dẫn đến bất cập hiện nay của BOT TS Phạm Sanh (giảng viên Đại học GTVT TP HCM) cho biết, bất cập của BOT đã nói từ lâu nhưng không có ai nói ... |