Trận chung kết AFF CUP 2018 Việt Nam – Malaysia lạ của những đứa trẻ khiếm thị

Ở ngôi trường dành cho những đứa trẻ khiếm thị giữa lòng thủ đô Hà Nội, niềm hạnh phúc của các em chỉ là được “xem” ở hội trường gần trăm chỗ, hay qua chiếc radio nhỏ cạnh giường quen thuộc như hằng ngày.
 

Sáng 15/12, hàng trăm cổ động viên đã có mặt tại sân vận động Mỹ Đình để cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam trước trận chung kết AFF CUP 2018 giữa Việt Nam vs Malaysia sẽ diễn ra vào 19h30 cùng ngày.

Dù chỉ còn vài tiếng nữa, trận chung kết mới diễn ra nhưng nhiều người vẫn đang tìm mọi cách “xoay” để có được tấm vé với giá “cắt cổ” để vào sân vận động Mỹ Đình cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi
Không nhìn thấy, những đứa trẻ khiếm thị dùng đôi tai để lắng nghe những diễn biến của trận bóng đá qua lời của bình luận viên. (Ảnh: Huyền Trần).

“Dỏng” tai “xem” chung kết Việt Nam - Malaysia

Bà Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu cho biết, để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trong trận chung kết AFF CUP 2018 gặp Malaysia, nhà trường đã mở hội trường để các em có thể cùng nhau “xem” các cầu thủ thi đấu.

Trong thời tiết rét đậm của trời đông Hà Nội, rất nhiều cổ động viên khuyết tật đang học tập và sinh hoạt trong khu nội trú của trường đã về hội trường để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.

Không ít em đã ngồi chờ nhiều tiếng đồng hồ trước khi bóng của trận chung kết chính thức lăn trên sân Mỹ Đình.

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi
Ngô Đức Khiêm (phải) bàn luận cùng bạn bè trước trận chung kết lượt về AFF CUP 2018 giữa việt Nam vs Malaysia. (Ảnh: Huyền Trần).

Ngô Đức Khiêm (học sinh lớp 4A2), bị khiếm thị bẩm sinh chia sẻ, các trận bóng trong mùa giải AFF CUP năm nay, em không bỏ sót bất cứ trận nào, kể cả trận đấu giữa các đội bạn.

“Vì không nhìn thấy như người bình thường nên chúng em “xem” trận bóng bằng cách nghe những gì bình luận viên nói rồi tự tưởng tượng ra trận đấu, các cầu thủ di chuyển như thế nào”, Khiêm hào hứng chia sẻ.

Để minh chứng cho điều vừa nói, cậu bé đã kể lại trận đấu mà mình nhớ nhất - trận chung kết U23 Châu Á diễn ra vào đầu năm 2018 giữa đội tuyển Việt Nam với Uzbekistan tại Trung Quốc.

“Nghe những gì bình luận viên nói, trong đầu em tưởng tượng các cầu thủ Việt Nam trong trang phục màu đỏ, đá trên sân vận động Thường Châu phủ đầy tuyết trắng. Tuyết rơi nhiều cả ở trước, trong và sau khi trận chung kết diễn ra”, Khiêm nhớ lại.

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi
Nhiều bạn nhiệt tình cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam trước trận chung kết AFF CUP 2018. (Ảnh: Huyền Trần).

Cậu bé 10 tuổi nhớ lại, trong trận chung kết “trong mơ” ấy, Quang Hải là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất giúp cân bằng tỉ số với đội bạn. Người hâm mộ tưởng rằng cả 2 sẽ bước vào loạt đá penalty để phân thắng bại.

Nhưng ở phút cuối cùng của trận đấu, một cầu thủ của Uzbekistan đã đưa bóng vào lưới và nâng tỉ số lên 2-1.

“Em cảm thấy hơi tiếc, nhưng dù sao đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vào đến trận chung kết. Họ không nhận được cúp vàng nhưng đã vô địch trong lòng người hâm mộ”, Khiêm nhấn mạnh.

May mắn hơn Khiêm, bạn cùng phòng nội trú Nguyễn Văn Duy (11 tuổi, lớp 4A2) đã từng được bố mẹ đưa ra sân vận động để trực tiếp “xem” bóng đá.

Trận bóng mà em ấn tượng nhất là trận Việt Nam đá giao hữu với CLB Manchester City vào năm 2015.

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi
Nguyễn Văn Duy cho hay, cảm giác lần đầu được "xem" trực tiếp bóng đá trên sân vận động khiến em có nhiều lạ lẫm và khó có thể quên. (Ảnh: Huyền Trần).

“Lúc đó, 5 người trong gia đình em cùng nhau đi, cũng là lần đầu tiên em được ‘xem’ một trận bóng đá mà không phải qua TV hay radio mà là xem trực tiếp.

Em thấy lạ lẫm bởi không khí ngoài sân khác hẳn với việc nghe qua radio ở nhà. Thay vì lắng nghe lời của bình luận viên trên TV thì bố em ngồi cạnh và tả lại trận bóng trên sân cho em nghe”, ngước đôi mắt vô hồn lên trần nhà, Duy nhớ lại.

Mùa giải AFF CUP 2018, Duy và các bạn trong phòng (trong phòng Duy có 9 bạn đều bị khiếm thị-PV) không ai bỏ qua bất cứ trận bóng nào, đặc biệt là những trận có đội tuyển Việt Nam thi đấu.

“Dỏng” tai tìm trái bóng… chuông

Không chỉ “xem” bóng đá, trẻ em khiếm thị còn sử dụng đôi tai để đá bóng trên sân. Nguyễn Danh Khoa, một học sinh khiếm thị cho hay, em được chạm vào trái bóng từ khi vào lớp 1 ở trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.

“Thời điểm đầu em rất bỡ ngỡ, lạ lẫm khi chơi bóng bằng tai. Tuy nhiên, sau khi được thầy cô hướng dẫn, chỉ bảo, em đã biết đá bóng và mỗi khi rảnh rỗi em lại lôi trái bóng ra tập luyện”, Khoa nói.

Theo em Khoa, khi còn ở quê (Sóc Sơn, Hà Nội), Khoa thường cùng với em trai mình dầm mưa chơi bóng. Dù bố mẹ có gọi vào ăn cơm nhưng hai anh em vẫn cố chơi cho hết trận bóng rồi vào.

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi
Nguyễn Danh Khoa chia sẻ, ước mơ của em là trở thành cầu thủ bóng đá và được tham dự những giải đấu lớn. (Ảnh: Huyền Trần).

Khoa cho biết thêm, khác với những trái bóng của người bình thường. Bóng của người khiếm thị sẽ gắn chuông ở bên trong.

Mỗi khi quả bóng di chuyển thì chuông sẽ kêu lên. Dựa vào tiếng chuông đó, những cầu thủ sẽ xác định hướng di chuyển và vị trí của bóng trên sân.

Người khiếm thị chơi bóng gặp rất nhiều khó khăn bởi không nhìn được trái bóng, người đang tranh bóng với mình là ai, khung thành ở hướng nào. Mọi việc định hướng hay chơi bóng đều phải dựa vào đôi tai của mình để xác định.

Cũng giống như Khoa, em Nguyễn Văn Duy là người thường xuyên tập luyện cùng trái bóng. Duy thấy, việc kiểm soát bóng rất khó khăn, đặc biệt là khi chuyền bóng cho đồng đội mình bởi nếu chuyền sai thì nguy cơ bị thủng lưới rất cao.

Kể lại giây phút đáng nhớ nhất khi đá bóng, Duy chia sẻ: “Đó chỉ là một trận bóng cùng với các bạn trong sân trường.

Lúc đó các bạn kèm em hơi lỏng và đứng hết ở phía bên trái, trong khi em lại ở bên phải. Khi bóng đến chân em, em tung chân sút, ngờ đâu bóng lại bay vào lưới”.

Đam mê với trái bóng là vậy nhưng trẻ em khiếm thị đôi khi cũng nghe những lời nói khiến các em chạnh lòng.

Lê Huy Hùng (13 tuổi, trẻ khiếm thị) chia sẻ: “Có người nói em đã mù rồi lại còn đòi đá bóng, xem thằng mù đá bóng kìa”.

Những tiếng cười đó ám ảnh các em nhưng với niềm đam mê bóng đá, các em đã bỏ ngoài tai những lời xì xào và tiếp tục đá với âm thanh văng vẳng trên sân.

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi Phố phường Hà Nội rực rỡ trước trận chung kết AFF Cup

Ngay từ trưa 15/12, trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội, cờ, băng rôn, khẩu hiệu, áo cờ đỏ sao vàng đã tấp nập chờ ...

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi Trang trí xe cổ vũ đội tuyển Việt Nam như thế nào để không bị xử phạt?

Để thể hiện tình yêu với đội tuyển Việt Nam trước thềm chung kết lượt về AFF Cup 2018, các fan hậm mộ cuồng nhiệt ...

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi Link xem trực tiếp kết quả Việt Nam vs Malaysia, chung kết AFF Cup 2018

Cập nhật link xem trực tiếp kết quả Việt Nam vs Malaysia, chung kết AFF Cup 2018, xem trực tiếp Việt Nam vs Malaysia ở ...

tran chung ket aff cup 2018 viet nam malaysia la cua nhung dua tre khiem thi Link xem trực tiếp Việt Nam vs Malaysia, chung kết AFF Cup 2018

Cập nhật link xem trực tiếp Việt Nam vs Malaysia, chung kết AFF Cup 2018, xem trực tiếp Việt Nam vs Malaysia ở đâu, trên ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.