Trẻ Nhật Bản học gì? – Chúng học làm lao công

Trường tiểu học ở Nhật Bản không thuê lao công. Bọn trẻ sẽ phải có nhiệm vụ làm công việc dọn dẹp, vệ sinh trường lớp và môi trường sống xung quanh.

Ở Nhật Bản, trẻ không phải vượt qua các kỳ thi cho đến khi 10 tuổi. Trong suốt khoảng thời gian trước 10 tuổi đó, bọn trẻ cần được học những thứ giá trị khác, đó là kỹ năng sống. Theo quan niệm của người Nhật Bản, trẻ cần học cách chăm sóc động vật, cách tôn trọng người khác và yêu thương thiên nhiên. Ngoài ra, tự kiểm soát bản thân, có trách nhiệm và công bằng cũng là những kỹ năng quan trọng nhất định trẻ phải có trước khi lên 10.

tre nhat ban hoc gi chung hoc lam lao cong
rường tiểu học ở Nhật Bản không thuê lao công. Bọn trẻ sẽ phải có nhiệm vụ làm công việc đó.

Trường tiểu học ở Nhật Bản không có lao công

Trẻ Nhật Bản có nhiệm vụ giữ cho môi trường xung quanh xanh và sạch, đây cũng là một phần trong chương trình học tiểu học của trẻ ở nước này. Trường tiểu học Nhật Bản không có lao công, chính bọn trẻ phải làm công việc đó. Ngay từ nhỏ, trẻ Nhật Bản được dậy dỗ rằng nếu tất cả mọi người đều quan tâm, chăm sóc môi trường, thì nhân loại sẽ được sống trong môi trường hài hòa, tự nhiên. Công việc tưởng như không liên quan đến giáo dục này lại có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng tính trách nhiệm và tôn trọng ở trẻ. Trẻ hiểu công việc vệ sinh là trách nhiệm của tất cả mọi người. Trách nhiệm đó tự nhiên như một thói quen và bọn trẻ thực hiện nghiêm túc, không cảm thấy bị khiên cưỡng, gò ép.

Trẻ tiểu học ở Nhật Bản ăn cơm trưa ở trường. Hết mỗi bữa ăn, chúng có nhiệm vụ mang rác vứt đúng nơi quy định. Bàn ăn cũng được lau dọn sạch sẽ trước khi chúng rời đi. Những hộp sữa được thu gom để tái chế. Điểm đặc biệt nữa là trẻ ăn trưa cùng giáo viên, nhằm tạo ra sự kết nối gần gũi hơn giữa giáo viên và học sinh. Trẻ không chỉ tự phục vụ mình, mà vào bữa trưa, chúng cũng phải đi lấy đồ ăn cho các thầy cô giáo. Phòng ăn được dọn sạch sẽ đến mức không ai tin rằng trước đó học sinh đã ăn trưa tại đây.

Nhiều trường tiểu học tại Nhật Bản có khuôn viên rộng và họ tự trồng rau tại đây. Học sinh được học thêm cách nấu nướng những món ăn đơn giản. Hoạt động này không chỉ mang đến trải nghiệm mới lạ cho lũ trẻ, mà còn dạy trẻ sự tự lập, trách nhiệm và khuyến khích trẻ vận động, không lười biếng. Đây cũng là một phần lý do tại sao người Nhật Bản nổi tiếng là những người chăm chỉ nhất thế giới.

tre nhat ban hoc gi chung hoc lam lao cong
Bọn trẻ coi việc dọn dẹp vệ sinh là trách nhiệm ai cũng phải làm.

Trẻ nhận được gì khi học làm lao công từ nhỏ?

Học làm lao công ngay từ nhỏ sẽ hình thành thói quen gìn giữ môi trường sống. Ngoài ra trẻ cũng hiểu được giá trị của việc giúp đỡ lẫn nhau và sau này sẽ có kỹ năng làm việc nhóm tốt hơn. Đây là công việc mang tính tập thể cao, bọn trẻ cần phải giao tiếp, cần hỗ trợ nhau mới hoàn thành được. Vì thế kỹ năng giao tiếp cũng là thứ mà trẻ nhận được thông qua cách giáo dục này.

Công việc lao công thực chất chỉ là một công việc lao động chân tay. Trong quan niệm của nhiều người, đó là công việc dọn dẹp bẩn thỉu. Thế nhưng người Nhật nghĩ khác. Họ coi việc dọn dẹp là công cụ để dạy trẻ thói quen. Một khi có thói quen này ngay từ bé, bọn trẻ khi lớn lên cũng sẽ duy trì và không bao giờ quên hành động khác đi. Biết tôn trọng và chăm sóc môi trường xung quanh, cũng đồng nghĩa với tôn trọng và chăm sóc những người khác.

Michael Auslin, giáo viên tiếng Anh ở một trường tiểu học Nhật Bản cho biết: “Trường học không đơn thuần dạy trẻ những kiến thức từ sách vở, mà quan trọng hơn dạy trẻ làm thế nào để trở thành một thành viên tốt trong xã hội và phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Việc dọn dẹp, không ai có thể làm thay bạn, và bạn phải học ngay từ bây giờ”.

tre nhat ban hoc gi chung hoc lam lao cong
Trẻ nhận được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm từ công việc dọn dẹp này.

Bố mẹ nghĩ gì?

Trẻ nhỏ cần được uốn nắn và được giáo dục. Nhưng dường như phần đông bố mẹ đang hiểu lầm khái niệm “giáo dục”. Giáo dục không chỉ nhằm mục đích phát triển trí thông minh của trẻ, mà còn phải có nhiệm vụ giúp trẻ trở thành người có ích trong xã hội. Người có ích trong xã hội thì phải có ý thức bảo vệ môi trường trước tiên.

Trẻ dành phần lớn thời gian ở trường học. Bởi vậy, chúng nên được học về kỹ năng sống và được trải nghiệm, thay vì cứ học mãi những kiến thức trong sách vở.

Bố mẹ, chắc chắn không một ai muốn con mình phải khổ sở làm việc nhà. Đa phần các bậc phụ huynh cho rằng phải giúp con làm hết mọi việc, để con có thời gian học kiến thức trên lớp. Thế nhưng làm việc nhà, lau dọn vệ sinh, nhặt rác và các hoạt động tương tự cũng là một cách giáo dục. Mà bài học trẻ nhận được qua đó sẽ theo trẻ suốt đời và giá trị hơn rất nhiều so với những gì bố mẹ vẫn nghĩ.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.