Đóng góp vào dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), chiều 8-11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia mổ xẻ các điểm bất cập của sách giáo khoa (SGK) hiện nay.
ĐB Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) nhận xét SGK hiện nay quá nhiều kiến thức hàn lâm. Trong khi đó, có đến hơn chục môn học được nhồi nhét vào đầu học sinh. Ông Thưởng cũng phản ánh tình hình nhiều phụ huynh còn e ngại về "một chương trình - nhiều bộ SGK". Theo ông, vẫn chỉ nên thống nhất một bộ SGK, còn các bộ sách khác có giá trị tham khảo, nâng cao.
ĐB Lâm Đình Thắng (TP HCM) cho rằng nền giáo dục hiện nay chưa chú trọng sự trải nghiệm của các bé; chưa có sự cập nhật với môi trường hội nhập quốc tế. Ông dẫn chứng các bé học môn giáo dục công dân hiện nay theo cách là "học thuộc và trả bài". "Có nghĩa một phẩm chất của con người là học thuộc và nhận điểm cao là đạt. Nhưng việc trải nghiệm các bài học đạo đức đó cần thiết hơn là trả bài và điểm số" - ông Thắng nhấn mạnh.
Đồng tình với việc phải tăng cường giáo dục về kỹ năng sống, ĐB Trần Hoàng Ngân (TP HCM) đánh giá phương pháp, chương trình giảng dạy của Việt Nam quá nặng khiến trẻ sợ. Ông cho rằng cần thay đổi theo hướng giảm tải nội dung để các cháu có thể học qua gia đình, qua các chương trình ngoại khóa…; đồng thời bắt buộc phải có chương trình giảng dạy các kỹ năng để phục vụ cho khởi nghiệp.
Các ĐBQH cho rằng phải có 1 bộ SGK thống nhất trên cả nước và có thể sử dụng nhiều lần Ảnh: Tấn Thạnh. |
ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nhận xét vừa qua, liên quan đến SGK, câu chuyện nóng vừa qua là về việc in, in không đủ, không biết mua sách ở đâu, học trò mang nhiều bộ sách không thống nhất… Nguyên nhân, theo ĐB Trí, là từ việc độc quyền in ấn. Vì thế, ông cho rằng "xã hội hóa in ấn thì được" nhưng không nên xã hội hóa việc biên soạn SGK.
Đồng tình, ĐB Nguyễn Văn Được (Hà Nội) cho rằng quy định xã hội hóa SGK cho phép cơ sở giáo dục lựa chọn sách và trên cơ sở tham khảo ý kến của cha mẹ học sinh là không khả thi. Quy định này sẽ dẫn đến trên một địa bàn, một tỉnh, có nhiều trường và các trường lựa chọn SGK khác nhau. Từ đó sẽ có cách hiểu thiếu thống nhất, kéo theo trình độ, bài thi của học sinh khác nhau.
Về việc nên sử dụng SGK một lần hay nhiều lần, ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) nhận định minh họa bằng hình ảnh trong sách để dạy là rất phù hợp với mô hình giáo dục tiên tiến nhưng điều này cũng dẫn tới việc sách chỉ sử dụng được một lần do học sinh làm bài tập trực tiếp trên sách. Do đó, ĐB tỉnh Đồng Tháp này đề nghị SGK nên sử dụng được lâu dài để tránh lãng phí. "Không thể nào vì cạnh tranh với nhau hay vì lợi ích của nhóm nào đó mà năm nào cũng biên soạn SGK để bán cho học sinh" - ông nói.
Góp ý quy định về nhà giáo, ĐB Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) đề nghị bổ sung thêm "quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể" quy định ở điều 81 cho người học. Theo vị ĐB tỉnh Phú Yên, quyền của người học tại điều 81 cũng có đối tượng là trẻ em nhưng từ mục 1 đến mục 9 của điều 81 không thấy nhắc đến quyền này. Trong khi đó, quyền của giáo viên ghi rất cụ thể là không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự của giáo viên. "Vậy tại sao người học lại không được bảo vệ?" - ĐB Hiền đặt câu hỏi.
Sáng 8/11, với 92,16% tổng số ĐBQH tán thành, QH đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019.
Theo đó, QH đặt mục tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6,6%-6,8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7%-8%; tỉ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33%-34% GDP; tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1%-1,5%...
QH cũng yêu cầu tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tiếp tục cơ cấu lại thu chi ngân sách; thực hiện quyết liệt các giải pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng thuế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách; đẩy mạnh thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục tăng cường giám sát xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính.
Ngoài ra, phải đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng; thu hồi hiệu quả tài sản bị thất thoát. Ngăn chặn hiệu quả hoạt động tín dụng đen, quản lý chặt chẽ đối với dịch vụ thu nợ, đòi nợ thuê.
'Phụ phí mới lớn chứ học phí không quan trọng'
Đề cập miễn học phí trong Luật Giáo dục sửa đổi, đại biểu Cao Đình Thưởng cho biết, nhiều phụ huynh bảo phụ phí mới ... |
'Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục'
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói không nên xem thường nói ngọng, "nói ngọng thì viết cũng sẽ ngọng", không chỉ ảnh hưởng tới ... |
Chính phủ vẫn muốn giữ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Bỏ hay giữ kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông là vấn đề từng được đặt ra khi sửa đổi Luật Giáo dục. |
Tình trạng thừa, thiếu giáo viên sẽ được giải quyết như thế nào?
Theo đại biểu Quốc hội, Luật Giáo dục sửa đổi cần nói rõ hơn trách nhiệm của Hội đồng trường, UBND các cấp trong giải ... |