Triều Tiên đẩy Mỹ mặn nồng hơn với Đông Nam Á?

Sau thời gian dài im ắng, đã xuất hiện những tín hiệu kết nối giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và khu vực Đông Nam Á.
trieu tien day my man nong hon voi dong nam a Ông Trump nói 'vinh dự' nếu gặp lãnh đạo Triều Tiên
trieu tien day my man nong hon voi dong nam a Triều Tiên 'tự tin thắng' nếu chiến tranh với Mỹ
trieu tien day my man nong hon voi dong nam a
Tàu ngầm USS Michigan cập cảng Busan, Hàn Quốc ngày 25/4 - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Trump đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Trong một cuộc trò chuyện được mô tả “nồng ấm”, ông Trump mời ông Duterte đến thăm Nhà Trắng.

Cuộc gọi gần giữa đêm

Một tuyên bố của Nhà Trắng sau đó nói rằng cuộc trò chuyện của hai nhà lãnh đạo “rất thân mật” và quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines “đang đi theo hướng rất tích cực”, theo Los Angeles Times.

Trong khi đó, truyền thông Philippines dẫn lời ông Duterte kể lại ông Trump đã ca ngợi chiến dịch chống ma túy của Manila, khẳng định với ông Duterte rằng: “Ông đã làm rất đúng”.

Báo chí Mỹ xoáy sâu vào chi tiết cho rằng đó là một cuộc gọi bất ngờ, thậm chí gây sốc.

Vì ông Trump đã tỏ ra thân thiện với ông Duterte giữa lúc vị lãnh đạo Philippines hứng chịu chỉ trích từ các nhà hoạt động nhân quyền xung quanh chiến dịch ma túy bị nhận xét “đẫm máu”, với gần 9.000 người chết.

Nhưng với riêng tình thế giữa Mỹ và Philippines cũng như Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói riêng, cú điện đàm này mang ý nghĩa rất khác.

Nó được thực hiện lúc 11h đêm (giờ Philippines) ngày 29-4. Đó là thời điểm Phủ tổng thống Philippines chưa công bố chi tiết các cuộc thảo luận của 10 lãnh đạo ASEAN sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30, tổ chức tại thành phố Pasay cùng ngày.

Chi tiết này càng được tô đậm ở tính thời điểm và một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan tới tình hình Triều Tiên.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Reince Priebus xác nhận trên chương trình This Week của Đài ABC: “Mục đích của cuộc điện đàm là toàn bộ về Triều Tiên... (ông Trump) đã nói chuyện nhiều với tất cả đối tác của chúng tôi ở Đông Nam Á”.

Dồn dập

Những thông tin nối tiếp nhau lột tả một bối cảnh dồn dập, hối hả trong thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN 30. Có vẻ như các bên đều tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN trong vấn đề Triều Tiên.

Trong ngày 30/4, ông Trump cũng tiếp tục tăng cường tiếp cận các đồng minh châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng về vấn đề Triều Tiên.

Theo đó, tổng thống Mỹ đã nói chuyện với thủ tướng Thái Lan và thủ tướng Singapore, trao đổi vấn đề Triều Tiên và mời hai lãnh đạo trên thăm Washington.

Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết: “Họ thảo luận các phương án gây áp lực ngoại giao và kinh tế lên Triều Tiên”.

Đối với Philippines, Thái Lan, Singapore hay các nước Đông Nam Á nói chung, vấn đề Triều Tiên không trực tiếp ảnh hưởng, do quan hệ giữa Bình Nhưỡng và ASEAN vẫn bình thường.

Nói như tờ Los Angeles Times thì Manila, nằm cách Bình Nhưỡng gần 2.900km, cũng thậm chí khó có thể cho là đóng vai trò quân sự chiến lược gì ở cuộc khủng hoảng Đông Bắc Á.

Vì thế, những cuộc gọi của ông Trump nhiều khả năng mang tính chất thúc đẩy quan hệ ngoại giao và sự cam kết quốc tế.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Priebus nói thêm: “Chúng tôi cần sự hợp tác tại một số cấp độ với càng nhiều đối tác trong khu vực càng tốt, nhằm đảm bảo tổ chức tốt mọi thứ”.

Ông Priebus vừa qua cũng “chỉnh” lại phát ngôn của ông Trump về việc yêu cầu Hàn Quốc phải trả 1 tỉ USD cho hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) - một hệ thống nhằm đối phó mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.

Như vậy, Mỹ cũng tìm cách xoa dịu Nhật Bản và Hàn Quốc, những nước trực tiếp dính dáng tới cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên.

New York Times: Kinh tế Triều Tiên đang khởi sắc

Sau hàng thập kỷ bị cô lập và trừng phạt, nền kinh tế Triều Tiên vẫn có những tín hiệu khởi sắc tích cực, theo thông tin từ một bài báo mới nhất trên tờ New York Times.

Mặc dù các số liệu thống kê về kinh tế của CHDCND Triều Tiên không được giới truyền thông quốc tế tin cậy, tuy nhiên thông qua nguồn tin từ những người từng sinh sống ở nước này, những du khách thường xuyên qua lại Bình Nhưỡng và đánh giá của các chuyên gia kinh tế học, có thể thấy các động lực kinh tế thị trường mới hình thành đã bắt đầu định hình nên một vóc dáng mới cho Triều Tiên.

Theo bài báo, ước tính tỉ lệ tăng trưởng thường niên của nước này dưới thời cầm quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong Un vẫn đạt 1-5%, tức là tương đương với một số nền kinh tế đang phát triển nhanh mà không bị kìm chân bởi các lệnh trừng phạt như họ.

Nghiên cứu của Viện Thống nhất quốc gia về Triều Tiên - một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc - cho hay trong một đất nước có khoảng 25 triệu dân như Triều Tiên, đã có khoảng 1,1 triệu người là những nhà bán lẻ hoặc những người quản lý trong các khu chợ, vốn mọc lên như nấm sau mưa kể từ sau năm 2010.

Cùng với đó, các hoạt động buôn bán không chính thức cũng nở rộ. Mọi người sản xuất, buôn bán giày dép, quần áo, bánh kẹo, bánh mì ngay tại nhà; các chợ nông nghiệp truyền thống họp theo phiên cứ 10 ngày một lần tại các vùng nông thôn...

Tại phiên họp kín báo cáo thông tin trước các nghị sĩ quốc hội hồi tháng 2 năm nay, giám đốc Cơ quan tình báo Hàn Quốc Lee Byung Ho cho biết ít nhất 40% dân cư Triều Tiên đang tham gia một dạng thức doanh nghiệp tư nhân nào đó.

Tỉ lệ này tương đương với tỉ lệ ở Hungary và Ba Lan trong giai đoạn ngay sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ.

Theo ước tính của bà Kim Young Hee - người đứng đầu bộ phận kinh tế Triều Tiên tại Ngân hàng Phát triển Korea ở Hàn Quốc, 80% lượng hàng hóa tiêu dùng được bán tại các chợ của Triều Tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc.

“Vấn đề Triều Tiên quan trọng hơn thương mại”

Trong cuộc trả lời phỏng vấn phát trên chương trình “Face the nation” ngày 30-4 của Đài CBS (Mỹ), Tổng thống Donald Trump nói: “Tôi nghĩ là, thẳng thắn mà nói, vấn đề Triều Tiên có lẽ còn quan trọng hơn thương mại. Thương mại là chuyện rất quan trọng.

Nhưng một cuộc đại chiến với hàng triệu, có thể là hàng triệu người bị giết hại thì sao? Vì vậy, chúng tôi sẽ nói điều đó quan trọng hơn thương mại”.

Ông Trump cho rằng nếu Trung Quốc có thể giúp Mỹ giải quyết vấn đề Triều Tiên thì điều đó còn có giá trị hơn là đạt được một thỏa thuận thương mại tốt với Mỹ.

Ngày 30/4, truyền thông Triều Tiên tiếp tục đe dọa đánh chìm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ vừa được điều động tới bán đảo Triều Tiên.

Trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên viết: “Thời khắc tàu ngầm USS Michigan cố tình nhúc nhích dù chỉ là một chút, nó sẽ hứng chịu số phận thảm khốc trở thành một đống sắt vụn và không thể nổi trở lại trên mặt nước nữa”.

Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa dẫn đường USS Michigan cập cảng Busan của Hàn Quốc ngày 25/4, trước khi tiến ra biển bốn ngày sau đó. Chiếc tàu ngầm lớp Ohio này sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận khác nhau.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.