Trump - Clinton đấu khẩu quyết liệt trong cuộc tranh luận đầu tiên

Hai ứng viên tổng thống Mỹ tranh cãi nảy lửa trong nhiều vấn đề, từ thương mại, cuộc chiến chống khủng bố đến chủ nghĩa chủng tộc trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.
trump clinton dau khau quyet liet trong cuoc tranh luan dau tien Clinton và Trump sắm vai nào trong cuộc tranh luận đầu tiên
trump clinton dau khau quyet liet trong cuoc tranh luan dau tien Trump dọa đưa tình cũ Bill Clinton đến buổi tranh luận trực tiếp đầu tiên

Vòng tranh luận đầu tiên trên sóng truyền hình giữa Hillary Clinton và Donald Trump diễn ra lúc 21h tối 26/9 (8h sáng 27/9 giờ Hà Nội) tại Đại học Hofstra, New York.

Màn đối đầu do Lester Holt, người dẫn chương trình Nightly News của đài NBC điều phối. Trong màn đối đầu kéo dài 90 phút, các tranh luận sẽ được chia thành 6 phần, mỗi phần 15 phút. Các ứng cử viên sẽ trình bày quan điểm cá nhân trên ba chủ đề chính, bao gồm Hướng đi tương lai của nước Mỹ, Tiến tới sự thịnh vượng và Đảm bảo an ninh cho nước Mỹ.

trump clinton dau khau quyet liet trong cuoc tranh luan dau tien
Hai ứng viên trong màn "đấu khẩu" kịch tính: Ảnh: Reuters

Tranh luận kinh tế

Bà Clinton nhận được câu hỏi đầu tiên: Tại sao bà là lựa chọn tốt hơn trong việc tạo ra việc làm giúp người lao động Mỹ có thêm thu thập?

Nữ ứng viên nhắc đến người cháu gái và chia sẻ rằng hôm nay là sinh nhật hai tuổi của Charloote. Cuộc tranh luận nhanh chóng tập trung vào kế hoạch tăng trưởng kinh tế.

Bà Clinton tiếp tục nói về vấn đề bình đẳng giới, nghỉ phép gia đình có lương, chăm sóc trẻ em. Trump đáp lại rằng ông đồng ý với vấn đề chăm sóc trẻ em và nhấn mạnh: "Chúng ta phải dừng ngay việc việc làm bị đánh cắp". Trong cuộc tranh luận, Trump nói rằng Trung Quốc đang biến Mỹ thành một ngân hàng để xây dựng đất nước họ và Mỹ cần tránh bị đánh cắp việc làm.

Khi bà Clinton cáo buộc Trump rằng đối thủ là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng giá nhà ở năm 2008, Trump đáp: "Đó là công việc kinh doanh".

Tranh cãi về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trump nói: "Bà từng gọi nó là tiêu chuẩn vàng". Đáp lại, nữ ứng viên cho biết bà ủng hộ ý tưởng TPP trước khi nó thành hiện thực.

Về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), được cựu tổng thống Bill Clinton ký, Trump công kích đây là thoả thuận kinh tế tồi tệ nhất từng được ký kết. Ông so sánh với TPP và nói rằng nó cũng tồi tệ như NAFTA. Trong màn đối đầu, Trump nhiều lần cao giọng và cắt ngang khi bà Clinton đang nói.

Tranh luận về vấn đề thuế thu nhập, bà Clinton nói có lẽ Trump chưa bao giờ phải trả thuế thu nhập liên bang trong nhiều năm. "Liệu hàng nghìn người đã thiệt thòi vì công việc kinh doanh của ông có xứng đáng nhận được lời xin lỗi hay không", Clinton hỏi, đồng thời cho biết có một kiến trúc sư trong khán phòng không được Trump trả công.

Trump đáp: "Có lẽ do anh ta làm việc không tốt.

Về việc công khai hồ sơ thuế cá nhân, bà Clinton cho rằng Trump ta đang che giấu điều gì đó". Nữ ứng viên cho biết trong suốt 40 năm qua, các ứng viên tranh cử tổng thống đều công khai mức thu nhập cùng hồ sơ thuế cá nhân.

"Vì vậy bạn hãy tự hỏi bản thân, điều gì khiến ngài Trump không dám công khai hồ sơ thuế? Có thể ngài Trump không thực sự giàu có như vậy, có thể ngài cũng không làm từ thiện nhiều như thế. Số tiền ông Trump nợ ngân hàng nước ngoài lên đến 600 triệu USD. Hoặc có thể ngài ta không muốn mọi công dân Mỹ biết được sự thật răng ông không hề đóng thuế thu nhập cá nhân".

Trump đáp: " Tất cả những điều đó chứng tỏ tôi là một người thông minh.

trump clinton dau khau quyet liet trong cuoc tranh luan dau tien
Hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ tranh cãi nảy lửa về nhiều vấn đề. Ảnh: AFP

Clinton tiếp tục công kích: "Chắc chắn có điều gì đó thực sự quan trọng, thực sự khủng khiếp đến mức ông Trump phải cố che giấu. Tôi không tìm ra lý do gì để tin rằng ông ta sẽ công khai hồ sơ thuế. Ông ta phải che giấu vì đang chạy đua vào Nhà Trắng. Có điều gì ẩn khuất sau đó không? Ông ta nợ tiền những ai?".

Trong khi đó, Trump tự đề cao bản thân khi nói rằng: "Đã đến lúc đất nước cần người lãnh đạo hiểu biết về tiền bạc"

Clinton thừa nhận sai sót email cá nhân

Khi Trump công kích việc bà sử dụng email cá nhân trong thời gian làm ngoại trưởng Mỹ và nói đây là hành động có chủ đích, bà Clinton nói: Tôi không bào chữa. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về việc này".

Khi nhắc đến chiến dịch tranh cử ở Philadelphia và Detroit, Trump cho rằng Clinton đã ở nhà nghỉ ngơi, trong khi ông vẫn miệt mài vận động.

Bà Clinton đáp trả: Tôi nghĩ Trump đã chỉ trích tôi vì dành thời gian chuẩn bị cho cuộc tranh luận này. Vâng đúng là tôi đã làm vậy. Và các bạn biết tôi còn chuẩn bị cho điều gì không? Tôi chuẩn bị để làm tổng thống".

Clinton có một câu hỏi về an ninh mạng. Bà cho rằng ông Trump từng hết lời ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, Trump ngắt lời rằng: "Sai rồi".

"Chúng ta cần làm rõ việc này, lực lượng tác chiến không gian mạng của Mỹ lớn hơn nhiều và chúng tôi không ngồi yên nhìn các quốc gia khác theo sau. Tôi rất sốc khi ông Trump công khai mời Putin tấn công mạng người Mỹ. Trump không xứng đáng với vai trò là người đứng đầu nước Mỹ”, bà Clinton nói, đồng thời nhắc đến việc Trump kêu gọi tin tặc tìm lại email đã xoá của bà.

Khi người dẫn chương trình hỏi về lý do Trump thay đổi quan điểm về gốc gác của Tổng thống Barack Obama, Trump nói Sydney Blumenthal, trợ lý của bà Clinton, mới là người khơi ra vấn đề, còn ông là người kết thúc nó. Trump đồng thời nói việc ông đòi giấy khai sinh của Tổng thống Obama là "việc tốt" cho đất nước. Trước đó, Trump cho rằng ông Obama không phải người Mỹ.

Trong phần đối đầu, Trump công kích nữ ứng viên không có khả năng chịu đựng để trở thành tổng thống, ám chỉ vấn đề sức khoẻ của bà Clinton và cho rằng bà không thể đàm phán các thoả thuận thương mại.

Trong khi đó, Clinton đáp trả rằng chừng nào Trump đi đến 112 quốc gia, đàm phán thoả thuận hào bình hay có 11 giờ điều trần trước uỷ ban quốc hội, khi đó ông ấy mới có thể nói về sức chịu đựng.

"Hillary có kinh nghiệm nhưng có là kinh nghiệm không tốt", Trump phản bác.

trump clinton dau khau quyet liet trong cuoc tranh luan dau tien
Hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton bắt tay trước khi bước vào cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters

Vấn đề chủng tộc và khủng bố

Người dẫn chương trình đặt câu hỏi về các vụ xả súng nhằm vào người da màu và vấn đề bất bình đẳng, phong trào Black Lives Matter.

"Không ai là chủng tộc thường quyết định rất nhiều. Chúng ta phải khôi phục lại lòng tin giữa người dân và cảnh sát. Chúng ta phải hành động để đảm bảo rằng họ được chuẩn bị để sử dụng vũ lực. Mọi người đều cần tôn trọng luật pháp và được pháp luật tôn trọng", bà Clinton nói. Bà cũng cho rằng kiểm soát súng đạn giúp ngăn chặn tội phạm và bạo lực liên quan đến loại vũ khí này.

Trong màn đối đầu nảy lửa, Trump đổ lỗi cho Tổng thống Obama và bà Clinton, với vai trò ngoại trưởng Mỹ, về sự trỗi dậy của Lực lượng Hồi giáo (IS).

hi Holt đặt câu hỏi làm thế nào để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố trong nước, Trump nói lợi ích dầu mỏ của Mỹ ở Iraq là nguyên nhân hình thành IS. Ông cũng nhấn mạnh Lybia là một trong những thảm hoạ mà bà Clinton gây ra.

Trong khi đó, bà Clinton kêu gọi Mỹ hợp tác với NATO và các đồng minh để cải thiện tình hình và chú ý đến vấn đề chủ nghĩa khủng bố.

"Donald liên tục thoá mạ người Hồi giáo trong nước và nước nào, khi chúng ta đang cần đoàn kết lại", bà nói.

Khi Holt nêu chủ đề chủ đề gìn giữ an ninh và đặt câu hỏi liệu các ứng viên có ủng hộ tấn công hạt nhân phủ đầu hay không, Trump nói "chắc chắn không làm vậy". Ông cũng nói thêm Trung Quốc nên hiểu hơn về Triều Tiên và cho rằng Iran còn đáng lo ngại hơn Triều Tiên.

Sau khi cuộc tranh luận kết thúc, một số người trong hội trường đại học Hofstra đã hô vang tên bà Clinton. Reuters dẫn lời một sinh viên cho biết cô không muốn Trump làm tổng thống và sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton trong cuộc bầu cử tháng 11.

Khi Hold đặt câu hỏi cuối cùng rằng liệu hai ứng viên có ủng hộ kết quả bầu cử tháng 11 và chấp nhận thất bại hay không. Bà Clinton trả lời bằng cách kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu.

"Tôi ủng hộ sự dân chủ. Sẽ có lúc bạn thắng, nhưng cũng sẽ có lúc bạn thất bại. Tuy nhiên, tôi chắc chắn ủng hộ kết quả bầu cử", bà nói.

Trong khi đó, Trump khẳng định ông chấp nhận kết quả kể cả khi bà Clinton là người trở thành tổng thống. "Nếu bà ấy chiến thắng", tôi hoàn toàn ủng hộ", Trump nói.

Khoảng 100 triệu người được dự đoán theo dõi trực tiếp màn đối đầu lần đầu tiên giữa hai ứng viên của hai đảng, vượt qua lỷ lục trong cuộc tranh luận năm 1980 giữa Jimmy Carter và Ronald Reagan. Các chuyên gia nhận định cuộc tranh luận năm nay thu hút đông đảo sự chú ý một phần nhờ "yếu tố Trump".

Màn "đấu khẩu" được đánh giá là cuộc tranh luận thế kỷ khi không chỉ có lượng theo dõi kỷ lục, mà còn thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.

Theo kết quả thăm dò mới nhất của CNN được công bố hôm 26/9, bà Hillary đang dẫn trước ông Trump ở khoảng cách sít sao, với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 44% và 42%.

Trước ngày bầu cử 8/11, hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton sẽ bước vào các vòng tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Đây được coi là ba trận quyết đấu có ý nghĩa quyết định ở chặng cuối của cuộc đua vào Nhà Trắng.

chọn
Gần 4,4 tỷ USD vốn ngoại đổ vào bất động sản
9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư gần 4,4 tỷ USD vào bất động sản, tăng hơn 2,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.