Trump sa thải giám đốc FBI bị ví như 'vụ thảm sát đêm thứ bảy' của Nixon

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ "trảm" tướng Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) đang tạo làn sóng chỉ trích và được ví với "vụ thảm sát đêm thứ bảy" của Nixon trong bê bối Watergate năm 1973.
trump sa thai giam doc fbi bi vi nhu vu tham sat dem thu bay cua nixon
Ông James Comey vừa bị mất chức giám đốc FBI sau quyết định bất ngờ của Tổng thống Trump. Ảnh: AP

Các thành viên đảng Dân chủ - và nhiều thành viên Cộng hòa hoài nghi và giận dữ khi Tổng thống Donald Trump hôm 9/5 quyết định sa thải Giám đốc FBI James Comey. Vụ việc diễn ra bất ngờ tới ngay cả ông Comey cũng mới biết chuyện khi đang phát biểu tại văn phòng FBI ở Los Angeles, khi thông tin sa thải được chiếu trên màn hình phía sau lưng ông. Khi biết điều này, thậm chí ông Comey còn chỉ nghĩ đây là "trò chơi khăm".

Trong khi một số đảng viên Cộng hòa ủng hộ quyết định của tổng thống, Richard Burr, chủ tịch đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện, than thở trước quyết định bất ngờ từ tổng thống. Ông Richard mô tả đây là “tổn thất đối với FBI và quốc gia”, theo Telegraph.

Hành động "chẳng khác Nixon"

Tổng thống Trump cho biết quyết định sa thải ông Comey được đưa ra theo đề xuất của Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions và Thứ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein.

"Dù tôi rất biết ơn ông đã thông báo với tôi 3 lần rằng tôi không bị điều tra, tôi vẫn đồng ý với phán quyết của Bộ Tư pháp rằng ông không thể lãnh đạo (FBI) một cách có hiệu quả". ông Trump viết trong thư gửi Comey ngày 9/5.

Tuy nhiên, các thành viên đảng đảng Dân chủ cho rằng, vụ sa thải giám đốc FIB, người điều tra mối liên quan giữa ông Trump và Nga, tương tự với lần cố Tổng thống Richard Nixon sa thải công tố viên đặc biệt Archibald Cox trong vụ bê bối Watergate.

Ngày 20/10/1973, Nixon tiến hành “vụ thảm sát đêm thứ bảy”, trong đó ông đã sa thải Cox khi ông này đang điều tra bê bối chính trị, vốn khiến ông Nixon bị hạ bệ thời gian sau đó. Việc sa thải Cox dẫn tới việc Bộ trưởng và Thứ trưởng Tư pháp khi ấy từ chức.

Vụ Watergate là bê bối trên chính trường Mỹ, diễn ra từ năm 1972 đến năm 1974. Các thân tín bên cạnh tổng thống Nixon, cùng ủy ban vận động bầu cử cho ông bị cáo buộc tổ chức vụ đột nhập vào văn phòng của Đảng Dân chủ tại Khách sạn Watergate nhằm nghe lén đối thủ đảng Dân chủ.

Giám đốc FBI khi ấy, L. Patrick Gray, đã giúp Nixon che đậy vụ bê bối Watergate. Gray sau đó cũng từ chức sau khi vụ việc bị phát giác. Dù ông ta không bị chính Nixon “trảm”, các thành viên đảng Dân chủ nhận ra những điểm tương đồng giữa vụ Watergate với động thái sa thải giám đốc FBI Comey lúc này.

"Đây là hình ảnh của Nixon”, Bob Casey, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tại bang Pennsylvania, nói.

trump sa thai giam doc fbi bi vi nhu vu tham sat dem thu bay cua nixon
Archibald Cox, công tố viên đặc biệt phụ trách vụ Watergate, trả lời báo giới bên ngoài tòa án quận ở Washington hồi tháng 10/1973. Ảnh: AP

Patrick Leahy, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ở bang Vermont, đồng tình khi cho rằng, ông Trump đã sa thải Comey “giữa một trong các cuộc điều tra an ninh quan trọng nhất lịch sử quốc gia – vụ việc liên quan tới các quan tới các quan chức cấp cao trong chiến dịch tranh cử và chính quyền của Trump”.

“Điều này chẳng khác gì hành động của Nixon", ông Leahy nói thêm.

Tại cuộc họp báo khẩn tối 9/5, Chuck Schumer, người đứng đầu đảng Dân chủ ở Thượng viện, cho rằng việc Tổng thống Trump sa thải ông Comey là “sai lầm lớn” vì nó làm dấy lên nghi ngờ liệu chính quyền Trump có đang cố gắng loại bỏ các quan chức hàng đầu của bộ tư pháp – hiện điều tra sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử 2016 hay không.

"Họ đã sa thải Sally Yates, đã loại bỏ Preet Bharara, và bây giờ họ sa thải giám đốc Comey, người chỉ đạo cuộc điều tra. Điều này dường như không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên", ông Schumer nói.

Ông nhấn mạnh thêm rằng cần phải có một công tố viên đặc biệt điều tra Nga liên quan tới cuộc bầu cử 2016 bởi đây là “cách duy nhất để khôi phục lòng tin của người Mỹ”.

Chính quyền Trump bị nghi đang che giấu sự thật

Chris Van Hollen, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ở bang Maryland, là nhân vật chỉ trích ông Trump kịch liệt nhất. Ông Hollen cho rằng, Mỹ đang ở trong “giây phút đen tối và nguy hiểm trong lịch sử", đồng thới cáo buộc ông Trump tạo ra “khủng hoảng lòng tin” trong bộ máy luật pháp.

"Việc sa thải ông Comey mang một mùi khó chịu khi nỗ lực ngăn chặn một cuộc điều tra đang diễn ra về sự thông đồng giữa đội ngũ chiến dịch tranh cử của Trump và người Nga”, Hollen nói.

Nhiều đảng viên Dân chủ khác cũng thể hiện quan điểm tương tự. Brian Schatz, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ ở Hawaii cho biết ông tin rằng Mỹ đang ở "trong một cuộc khủng hoảng hiến pháp toàn diện".

Trên trang Twitter, Bernie Sanders, thượng nghị sĩ bang Vermont, cho rằng quyết định sa thải Giám đốc FBI James Comey đặt ra các câu hỏi nghiêm túc về những gì chính quyền của Trump đang che giấu.

Tim Kaine, bạn đồng hành của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cáo buộc chính quyền Trump lo sợ cuộc điều tra đang diễn ra về mối liên quan giữa ông Trump và Nga.

Ông Tim Kaine, thượng nghị sĩ bang Virginia, cho biết vụ sa thải ông Comey là "một phần của khuôn mẫu đang phát triển ở Nhà Trắng nhằm che đậy sự thật".

trump sa thai giam doc fbi bi vi nhu vu tham sat dem thu bay cua nixon Trump bất ngờ sa thải giám đốc FBI
chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.