Trung Quốc đang hướng tới con đường thống trị lĩnh vực công nghệ toàn cầu?

Giới công nghệ phương Tây còn kinh ngạc trước sự phát triển công nghệ thần kỳ và độc nhất chỉ có tại Trung Quốc.

Người ta thường đùa nhau rằng, sự khác biệt lớn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là trong khi một nước theo Chủ nghĩa Tư bản thì nước còn lại theo Chủ nghĩa Xã hội. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai nước chính là một nước được duy trì bởi các luật sư, nước còn lại bởi các kỹ sư!

trung quoc dang huong toi con duong thong tri linh vuc cong nghe toan cau

Theo tờ South China Morning Post, đây là một sự thật không thể chối cãi, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ công nghệ kỹ thuật số tại Trung Quốc và các ứng dụng của nước ngày đang ngày càng len lỏi sâu hơn vào đời sống của hàng trăm triệu người tiêu dùng trong nước.

Những người tại Mỹ và châu Âu khi được hỏi về công nghệ của Trung Quốc thường cười mỉm và cho rằng Trung Quốc là xứ sở của những thứ hàng hoá sao chép giá rẻ đang trưng đầy trên các kệ hàng của Walmart. Đó là một quan điểm ngây thơ đến mức nguy hiểm, bởi sau các Hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) vào năm ngoái - một lần tổ chức tại San Francisco và một lần ở Thâm Quyến, người ta mới chợt nhận ra sự thật khi trải nghiệm đường truyền Internet siêu tốc của Thâm Quyến so với San Francisco và thấy các doanh nhân Trung Quốc chi trả mọi thứ thông qua ứng dụng AliPay trên smartphone của họ!

Trong khi mọi cặp mắt đều dõi theo những công nghệ thông minh của PayPal, Google hay Dolby, người ta đã cực kỳ ngạc nhiên khi biết rằng tại tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, hơn 40% trong tổng số 170.000 nhân viên đang tập trung vào các công việc thuần nghiên cứu, và Huawei thì đang chuẩn bị phổ cập 5G trên toàn Trung Quốc vào năm 2020.

trung quoc dang huong toi con duong thong tri linh vuc cong nghe toan cau
Xe đạp cho thuê của dịch vụ Mobike tại Thượng Hải - chỉ cần mở app, quét mã QR và bạn có ngay xe đạp để dạo quanh thành phố

Chưa dừng lại ở đó, giới công nghệ phương Tây còn kinh ngạc trước sự phát triển công nghệ thần kỳ và độc nhất chỉ có tại Trung Quốc. Ví dụ như dịch vụ cho thuê xe đạp mới chỉ bùng nổ trong năm ngoái tại Thượng Hải và một số thành phố của Trung Quốc. Tại nhiều thành phố trên thế giới, dịch vụ cho thuê xe đạp không có gì xa lạ, nhưng chẳng có dịch vụ nào đặc biệt như Mobike và Ofo ở Thượng Hải. Với dịch vụ này, bạn chỉ cần tìm một chiếc xe đạp (trong số khoảng 450.000 chiếc được gắn định vị GPS đặt quanh Thượng Hải), mở ứng dụng Mobike lên, quét mã QR trên xe là có thể thoải mái mang xe đi khắp nơi.

AliPay sẽ thu của bạn một khoản phí nhỏ gọi là tiền đặt cọc, và thu thêm 1-2 Nhân dân Tệ cho mỗi giờ sử dụng. Có thể nói, cuộc cách mạnh thanh toán điện tử tại Trung Quốc đã bỏ xa cả thế giới, với thống kê cho thấy thị trường thanh toán điện tử của Trung Quốc hiện lớn gấp 50 lần của Mỹ!

Một ví dụ khác, hãy nhìn vào kính thiên văn radio đường kính 500 mét tại tỉnh Quý Châu, được xây dựng để cùng các nhà khoa học trên toàn cầu tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Hay siêu máy tính Sunway TaihuLight được cho là nhanh nhất thế giới. Hay quá trình phát triển pin lithium, mạch máu in 3D từ tế bào gốc... Danh sách thành tựu công nghệ của Trung Quốc vẫn còn rất dài.

Thậm chí gần đây, khi một tạp chí công nghệ so sánh cấu hình của chiếc drone "danh giá" trên thị trường Mỹ - GoPro Karma - với chiếc drone Mavic Pro của DJI (Trung Quốc), có thể thấy rõ ràng Mavic vượt trội so với GoPro trên mọi phương diện: bay nhanh hơn, bay cao hơn gấp đôi, nhẹ hơn 25%, thời gian bay lâu hơn 30% và có giá rẻ hơn, chỉ 749 USD so với 799 USD của GoPro!

\\

trung quoc dang huong toi con duong thong tri linh vuc cong nghe toan cau
DJI Mavic Pro drone.

Sự biến chuyển từ các sản phẩm giá rẻ thành các sản phẩm công nghệ cao đẳng cấp thế giới của Trung Quốc không phải ngẫu nhiên, và đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo. Mới hồi đầu những năm 2000, các kỹ sư Trung Quốc nhận ra rằng với việc Trung Quốc là công xưởng của thế giới, các công ty trong nước chỉ đang cố cắm đầu làm việc một cách chăm chỉ. Họ đã chiếm lĩnh được công đoạn lắp ráp giá rẻ trong các chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty trên toàn thế giới, nhưng hàng triệu công nhân nhập cư trong nước vẫn sống một cuộc sống nghèo đói trong khi nhà nước đi nhập các linh kiện giá trị cao từ các nhà sản xuất Mỹ, Nhật, Đức và Hàn Quốc.

Những kỹ sư này này kết luận rằng nếu muốn xây dựng một nền kinh tế tiêu dùng trung lưu, các công nhân Trung Quốc sẽ cần phải kiếm được nhiều tiền hơn, tức là năng suất phải được nâng lên, và trình độ công nghệ trong nước phải đủ cao để tự mình sản xuất các linh kiện giá thành cao kia ngay tại Trung Quốc. Chính vì lí do này, chiến lược "Made in China 2025" đã được thông qua, trong đó nhà nước quyết định thu hút hàng tỷ USD vào nghiên cứu, mua lại các công ty nước ngoài, thu nhận các tài năng ngoại quốc bất kỳ khi nào và bất kỳ nơi đâu có thể.

Chỉ trong vòng 2 năm, các chuyên gia công nghệ cao, đặc biệt là tại Mỹ, đã phải "nhấn nút" cầu cứu. Robert Atkinson - chủ tịch Hiệp hội Công nghệ thông tin và Cải tiến - đã trình bày với Quốc hội Mỹ vào tháng 1 rằng Trung Quốc "đang bằng mọi thủ đoạn thực hiện chiến lược thao túng thị trường, ăn trộm và ép buộc các bí mật công nghệ của Mỹ".

Sự thực là chính phủ Trung Quốc đã chẳng làm gì đặc biệt. Chiến lược "Made in China 2025" được xây dựng dựa trên kế hoạch phát triển công nghệ Industrie 4.0 của Đức, nhưng họ đã xây dựng nó từ móng một cách "thần tốc" và hiệu quả. Đã có tổng cộng 19 phòng thí nghiệm dữ liệu được thành lập tại các trường Đại học trên khắp đất nước. Chương trình đào tạo STEM (Science - khoa học, Technology - công nghệ, Engineering - kỹ sư và Maths - toán học) được ưu tiên hàng đầu. Kế hoạch Qianren Jihua (Hàng ngàn tài năng) được đề ra để thu hút các nhà khoa học kiệt xuất trên toàn thế giới.

Việc Robert Atkinson, vốn là một viên chức chính phủ đã có hàng thập kỷ chứng kiến chính phủ Mỹ tài trợ cho các nghiên cứu trên lĩnh vực quốc phòng để làm nền tảng tiến đến vị trí đứng đầu về công nghệ trên thế giới, lại đi phàn nàn về việc chính phủ Trung Quốc tài trợ cho nghiên cứu công nghệ cao thực sự nghe rất "đạo đức giả".

Nhưng Atkinson cũng đúng khi quan ngại về sự mất cân bằng và về việc vươn ra toàn cầu của Trung Quốc. Từ một nền kinh tế ngựa thồ 3 thập kỷ trước, Trung Quốc không chỉ đang biến đổi: từ chỗ thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ cơ bản và một khu vực kinh tế tư nhân cạnh tranh cao, họ "nhảy cóc" theo những cách mà cả thế giới không thể ngờ đến. Năm 2015, tập đoàn Huawei của Trung Quốc trở thành tập đoàn đệ trình nhiều bằng sáng chế mới nhất thế giới.

Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, các bằng sáng chế ứng dụng trong nước của Trung Quốc từ con số không hồi đầu thế kỷ này đã tăng lên 928.000 vào năm 2014, tức là cao hơn đến 40% so với con số 579.000 của Mỹ, gấp 3 lần con số 326.000 của Nhật. Khi nhìn lại, chúng ta thấy các kỹ sư Trung Quốc làm điều thần kỳ này không phải chỉ để vươn lên làm cường quốc công nghệ, hay vì nỗi sợ phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài. Họ làm bởi không thể chịu được khoản thâm hụt khổng lồ phải trả cho phí bản quyền và các loại giấy phép từ các nhà sở hữu công nghệ ngoại quốc.

Từ chỗ không trả một khoản phí bản quyền sở hữu trí tuệ nào vào năm 2000, ngày nay Trung Quốc trả phí bản quyền và các loại giấy phép lên đến gần 20 tỷ USD. Các công ty của Trung Quốc chỉ kiếm được một khoản tiền rất nhỏ, 1 tỷ USD mỗi năm từ tiền bán bản quyền cho nước ngoài, nghĩa là mỗi năm thâm hụt sở hữu trí tuệ của Trung Quốc vượt quá 18 tỷ USD.

Nếu Trung Quốc tiếp tục được duy trì và điều hành bởi các kỹ sư, quá trình biến chuyển của họ sẽ cực kỳ nguy hiểm, đe doạ và thách thức cả thế giới trong nhiều thập kỷ tới. Về phía nước Mỹ, họ sẽ đáp trả theo phương thức mà họ làm tốt nhất, thông qua các luật sư!

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.