Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Gạc Ma trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: NY Times |
China Daily ngày 9/8 đưa tin, phòng thí nghiệm Sử dụng Tài nguyên biển là ý tưởng của Cục Khoa học và Công nghệ Hải Nam và Đại học Hải Nam. Dự án sẽ hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhóm nghiên cứu trước khi chính thức hoạt động từ tháng 11 năm nay.
Theo đó, phòng thí nghiệm sẽ tập trung nghiên cứu sử dụng tài nguyên sinh học, các vật liệu mới, tài nguyên khoáng sản, thông tin về biển nói chung. Nó cũng sẽ nghiên cứu hệ sinh vật biển cho mục đích y tế và các phương thức bảo vệ hệ sinh thái biển.
Li Jianbao, người đứng đầu phòng thí nghiệm, cho biết cơ sở này sẽ được xây dựng thành phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia nhằm hỗ trợ cả về công nghệ và nhân tài cho chiến lược Nam Hải của Trung Quốc. Nam Hải là cách Trung Quốc gọi Biển Đông.
Ngoài mục đích nghiên cứu và sử dụng tài nguyên biển, phòng thí nghiệm được kỳ vọng sẽ giúp Trung Quốc củng cố các yêu sách chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Huang Bangqin, giáo sư sinh vật biển tại Đại học Hạ Môn, Trung Quốc, cho rằng nó sẽ có tác động tích cực trong việc bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Cơ sở sẽ có khoảng 40 nhà nghiên cứu, nhưng chúng tôi sẽ lựa chọn 24 người đầu tiên từ trường đại học, sau đó sẽ đưa thêm nhân tài trong nước và nước ngoài. Theo kế hoạch hoạt động 5 năm, phòng thí nghiệm sẽ nhận 10 triệu nhân dân tệ (1,5 triệu USD) mỗi năm từ chính quyền tỉnh Hải Nam cho việc xây dựng, hoạt động hàng ngày, nghiên cứu dự án và chiêu mộ nhân tài.
Thông tin được đưa ra không lâu sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hà Lan ra ra phán quyết bác bỏ "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc tự vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ phán quyết này.
Tàu chiến Mỹ diễn tập với hải quân Trung Quốc sau phán quyết Biển Đông | |
Trung Quốc ra mắt trang web tuyên truyền sai trái về Biển Đông |