Trung Quốc phát internet phục vụ việc đồn trú phi pháp ở Hoàng Sa, Trường Sa

Hoàn cầu thời báo (phụ san của Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc) vừa đưa tin Trung Quốc đã phóng một vệ tinh truyền thông mới là APSTAR-6C vào sáng hôm qua (4.5), đồng thời nhấn mạnh việc dùng nó để cung cấp các dịch vụ internet và đa phương tiện tới "các khách hàng" ở Biển Đông.
trung quoc phat internet phuc vu viec don tru phi phap o hoang sa truong sa
Trung Quốc vừa phóng tên lửa mang vệ tinh nhằm cung cấp dịch vụ internet cho cả những nơi nước này chiếm đóng phi pháp - Ảnh: Internet

APSTAR-6C là sản phẩm của Học viện Công nghệ vũ trụ Trung Quốc. Tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên, phía tây nam Trung Quốc sáng hôm qua, tên lửa đẩy Trường Chinh 3B đã được phóng mang theo vệ tinh APSTAR-6C .

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc trong ngày 4.5 đưa tin vệ tinh này sẽ cung cấp các dịch vụ truyền hình, truyền thông, internet và đa phương tiện cho khách hàng ở Mông Cổ, bán đảo Đông Dương và cả khu vực Biển Đông.

Riêng phần "khách hàng" ở Biển Đông được Hoàn Cầu thời báo phân tích mạnh bằng những lời lẽ bất chấp sự thật về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Tờ báo này dẫn lời ông Chen Xiangmiao, một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông có trụ sở ở đảo Hải Nam, cho biết vệ tinh này dự kiến ​​sẽ mang lại những thay đổi đáng kể cho một số dịch vụ dân sự trên các đảo ở Biển Đông, vì tín hiệu của nó có thể vươn đến một vùng rộng hơn và có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết nguy hiểm và nhiệt độ khắc nghiệt.

Ông Chen còn cho biết nâng cấp các dịch vụ truyền thông lần này là việc dọn đường để đón nhiều người không thuộc các tổ chức quân sự ra đảo trên Biển Đông trong tương lai. Cần phải nhấn mạnh việc quân đội Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hiện nay đều là phi pháp nên tất nhiên việc đưa các tổ chức dân sự ra đồn trú tại các địa điểm nêu trên cũng là phi pháp.

Vào tháng 2 vừa qua, Hạm đội phía nam của hải quân Trung Quốc đã ký thỏa thuận khung với ba nhà khai thác viễn thông lớn nhất Trung Quốc để nâng cấp thông tin liên lạc trên các đảo và các rạn san hô ở Hoàng Sa và Trường Sa, hai khu vực của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp. Trang báo của quân đội Trung Quốc còn khẳng định trong tháng 5 này sẽ cung cấp dịch vụ 4G cho các đảo nói trên.

Đầu tháng 5, tình báo Mỹ tiết lộ Trung Quốc đã lén lút triển khai hệ thống tên lửa chống hạm YJ-12B cho phép tấn công các tàu nổi trong phạm vi 295 hải lý (gần 550 km) và hệ thống tên lửa phòng không là HQ-9B, được tính toán có khả năng nhắm mục tiêu là máy bay, kể cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình trong phạm vi 160 hải lý (gần 300 km). Còn Wall Street Journal có một bức ảnh do công ty vệ tinh thương mại DigitalGlobe chụp hồi tháng 3. Bức ảnh cho thấy một thiết bị có ăng ten, được cho là hệ thống làm nhiễu, được lắp đặt trên đá Vành Khăn.

Quan điểm của Việt Nam

"Việt Nam có đầy đủ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế, có quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982".

"Quan điểm của Việt Nam là rõ ràng và nhất quán, mong muốn các quốc gia đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định và bảo đảm an ninh, an toàn và bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Các hoạt động ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của các bên mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị".

trung quoc phat internet phuc vu viec don tru phi phap o hoang sa truong sa Cứu thành công một ngư dân bất tỉnh khi đánh cá ngoài ngư trường Hoàng Sa

Trong lúc đánh cá ngoài ngư trường Hoàng Sa, một ngư dân bỗng sốt cao, mê man bất tỉnh đã được Trung tâm Phối hợp ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.